(VNF) - Nhờ những dự án đô thị được quy hoạch bài bản bởi những doanh nghiệp tầm cỡ, thị trường bất động sản Thanh Hóa đã phát triển nhanh chóng, trở thành điểm đến hấp dẫn cho giới đầu tư cả nước.
Trong những năm qua, Thanh Hoá đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong phương thức đầu tư như tập trung hút các dự án quy mô lớn, có tính kết nối sâu rộng, mang giá trị tương hỗ sâu sắc để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện theo chiều sâu của tỉnh.
Chỉ trong gần một thập kỷ, các chủ đầu tư hùng mạnh đã đến với xứ Thanh để chung tay phát triển các chuỗi dự án bài bản, tạo nên quần thể các đại đô thị, các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí tầm vóc quốc tế, góp phần mang đến diện mạo mới cho vùng đất giàu tiềm năng này. Trong đó, sức ảnh hưởng lớn nhất phải kể đến Tập đoàn Vingroup, Sun Group, FLC Group. Đây là những nhà phát triển bất động sản cao cấp gắn với du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam.
Khởi công từ gần 10 năm trước, dự án FLC Sầm Sơn là một dấu mốc quan trọng trong thu hút đầu tư và một biểu tượng của sự phát triển, không chỉ cho riêng thành phố biển Sầm Sơn mà còn cho cả tỉnh Thanh Hóa.
Sau FLC, Thanh Hóa chứng kiến cuộc “đổ bộ” của hàng loạt nhà đầu tư lớn khác như: Vingroup với khu đô thị Vinhomes Star City rộng 130ha ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa, trung tâm thương mại Vincom cao 36 tầng tại phường Điện Biên, TP. Thanh Hóa; Eurowindow Holdings với dự án khu đô thị Eurowindow ParkCity tại TP. Thanh Hóa; Sun Group với tổ hợp 1.260ha tại TP. Sầm Sơn.
Bên cạnh những “đại gia” hàng đầu nêu trên, Thanh Hóa cũng đón nhiều doanh nghiệp bất động sản cỡ lớn khác như Sao Mai, Xuân Mai, Flamingo, TNG, T&T… đổ về các huyện như: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia… để đầu tư. Nhờ đó, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng có cơ hội tham gia hoặc đẩy mạnh cuộc chơi địa ốc mà các dự án điển hình là: khu đô thị Bình Minh, khu đô thị Đông Hải, khu đô thị phía nam thành phố Thanh Hóa…
Hệ quả của làn sóng đầu tư rầm rộ này là diện mạo đô thị tại TP. Thanh Hóa được cải thiện mạnh mẽ với nhiều phân khu đô thị cũ được cải tạo, nhiều phân khu đô thị mới ra đời, các thị xã được nâng cấp lên thành phố (Sầm Sơn, Nghi Sơn), các công trình kiến trúc hiện đại dựng lên khắp nơi, các tuyến đường giao thông lớn được xây dựng, mạng lưới đô thị được kết nối đồng bộ giữa các vùng, các huyện thị trong tỉnh.
Điều đáng nói khác là trong vài năm qua, thị trường bất động sản Thanh Hóa luôn ở trong tình trạng nóng sốt, đặc biệt ở hai phân khúc là bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền. Nói riêng đất nền, cơn sốt đất trong các năm 2021 – 2022 có thể nói là chưa từng có, đã kéo dài từ thành thị cho đến các vùng nông thôn ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Như Thanh, Thọ Xuân và đặc biệt trở nên rất mạnh ở khu vực ven biển như Sầm Sơn, Quảng Xương, Nghi Sơn.
Thị trường Thanh Hóa những năm này đã ghi nhận những cuộc đấu giá đất “điên cuồng” khi số sản phẩm chỉ 30 - 50 lô đất nhưng lượng hồ sơ tham gia đấu giá lên đến hàng nghìn bộ, giá đất sau khi đấu tăng gấp 3- 5 lần.
Tới nay, mặc dù cơn sốt đất đã đi qua, thị trường bất động sản Thanh Hóa đã có nhịp điều chỉnh dưới tác động của cơn khủng hoảng bất động sản toàn quốc, song mặt bằng giá vẫn neo khá chắc ở một tầng cao hơn nhiều so với trước đây. Đáng kể, một số dự án lớn tại Thanh Hóa của Sun Group, Flamingo vẫn cho thấy sức rướn bền bỉ ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng chung của thị trường, phản ánh nội lực của thị trường Thanh Hóa.
Giới chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản Thanh Hóa được hỗ trợ bởi nền tảng kinh tế địa phương tăng trưởng tốt, nguồn vốn đầu tư khổng lồ từ các tập đoàn tư nhân hàng đầu, do đó không mang tính chất “sốt ảo” như một số địa phương khác. Cũng vì thế, trong tương lai, thị trường này vẫn sẽ phát triển mạnh, trở thành ngôi sao thực thụ trên bản đồ địa ốc Việt Nam.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone