Thanh khoản TTCK năm 2022: Đừng vội lạc quan

Thanh Long - 27/02/2022 20:46 (GMT+7)

(VNF) - Diễn biến dòng tiền từ nước ngoài cũng như trong nước vào thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm 2022 có thể không được lạc quan như đa số nhà đầu tư đang kỳ vọng.

VNF
Thanh khoản TTCK năm 2022: Đừng vội lạc quan

"Tôi có quan điểm rằng Việt Nam khó thu hút được dòng tiền của nước ngoài trong năm 2022", chuyên gia tài chính Đào Phúc Tường chia sẻ tại sự kiện FiinGroup Invest Summit: Triển vọng đầu tư năm 2022.

Ông Tường nhấn mạnh rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đang thay đổi chính sách theo hướng tăng lãi suất với kế hoạch rất rõ ràng nên các quỹ, các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần phải tái cơ cấu danh mục cho phù hợp với tình hình mới. Theo đó, khi lãi suất tại Mỹ tăng lên, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ yêu cầu phần bù rủi ro cao hơn đối với các thị trường mới nổi và thị trường cận biên, trong đó có thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Dòng tiền từ nước ngoài vào thị trường do đó sẽ hạn chế hơn.

Trên thực tế, dòng tiền nước ngoài vào TTCK Việt Nam những năm qua đa phần là dòng tiền từ châu Á chứ không phải từ Bắc Mỹ hay châu Âu. "Điều này chứng tỏ rằng TTCK Việt Nam cũng chưa hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Bắc Mỹ và châu Âu. Vài năm trước đây, chúng ta có câu chuyện nâng hạng thị trường nhưng liên tục bị trì hoãn từ năm này qua năm khác", ông Tường nói.

Thêm vào đó, vị chuyên gia này cho rằng dòng tiền châu Á không có tính bền vững như dòng tiền từ Bắc Mỹ và châu Âu, nhất là dòng tiền từ Đài Loan, Hàn Quốc thường ra, vào thị trường rất nhanh khi có biến động.

"Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có câu chuyện gì mới để thu hút dòng tiền quay trở lại. Vì vậy, tôi không quá kỳ vọng vào dòng tiền từ nước ngoài", người được mệnh danh là "guru đầu bạc" của giới chứng khoán nêu góc nhìn.

Đối với dòng tiền trong nước, chuyên gia tài chính Đào Phúc Tường chỉ ra một hiện tượng "lạ": dư nợ margin tăng rất mạnh trong 3 quý gần đây nhưng nhà đầu tư cá nhân lại không tích cực mua ròng.

"Ví dụ trong quý IV/2021, tổng giá trị cho vay margin tăng lên khoảng 31.000 tỷ đồng nhưng giá trị mua ròng của nhà đầu tư cá nhân trong nước chỉ đạt 400 tỷ đồng trên HoSE. Nếu cộng dồn quý III và quý IV/2021 thì tổng giá trị cho vay margin tăng thêm khoảng gần 50.000 tỷ đồng nhưng nhà đầu tư cá nhân trong nước thậm chí còn rút ròng khoảng 4.000 tỷ đồng. Vậy tiền vay margin đi đâu?", ông Tường đặt nghi vấn trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư tỏ ra lạc quan khi nhìn vào mức tăng dư nợ margin.

Bên cạnh đó, thước đo về chất lượng nhà đầu tư mới trên thị trường cũng cho thấy triển vọng dòng tiền không mấy khả quan. Cụ thể, dư nợ margin trên mỗi tài khoản đã giảm từ 70 triệu đồng cuối quý II/2021 xuống 54 triệu đồng cuối quý IV/2021. "Số lượng tài khoản tăng lên rất nhiều nhưng dòng tiền có vẻ chưa vào thị trường", ông Tường nhận định.

Theo vị chuyên gia này, năm 2022, trong bối cảnh dòng tiền bị rút ra khỏi thị trường qua kênh margin, chất lượng nhà đầu tư mới đang giảm đi thì TTCK cần cú hích nào đó để tác động vào tâm lý nhà đầu tư, kéo nhà đầu tư quay trở lại.

"Khi nhìn vào những yếu tố tác động đến tâm lý nhà đầu tư, ngoài yếu tố lợi nhuận thì còn những yếu tố như: lãi suất có giảm không, chính sách kiểm soát TTCK có được nới lỏng hay không, các chương trình thoái vốn có được thúc đẩy hay không, hệ thống giao dịch mới có được đưa vào hoạt động hay không? Tôi chưa nhìn thấy yếu tố nào có xác suất cao sẽ xảy ra trong năm 2022. Vì vậy quan điểm của tôi là phải cẩn trọng với thanh khoản năm 2022", chuyên gia tài chính Đào Phúc Tường nêu quan điểm.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

(VNF) - Thời điểm những năm 90, tỷ phú Jeff Bezos từng được coi là "nỗi kinh hoàng" đối với nhân viên khi liên tục gây áp lực cho các thành viên thuộc Amazon.

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

(VNF) - Sau cơn sốt tăng giá, chung cư Hà Nội neo cao khó bán mua; Dân TP.HCM ‘ngóng’ được chuyển đổi đất đai, thoát quy hoạch treo; Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm; Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh... là những thông tin được quan tâm trong tuần.

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

(VNF) - Các chương trình Mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL) ngày càng phổ phiến ở Indonesia đang khiến nợ tiêu dùng ngày càng tăng do khả năng tiếp cận dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

(VNF) - Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm, ông Lê Mạnh Linh làm Phó chủ tịch HĐQT EVNFinance… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

(VNF) - Giai đoạn nửa cuối năm 2024, nhiều mẫu xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có một số mẫu nằm cùng phân khúc và cạnh tranh với VinFast VF3.

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

(VNF) - Theo tờ SCMP, từ đầu năm tới nay, hơn 30 quan chức nhà nước, chủ ngân hàng và giám đốc tài chính Trung Quốc đã bị bắt giữ do liên quan tới tham nhũng. Mới đây nhất, Bộ trưởng nông nghiệp nước này cũng đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm luật pháp và kỷ luật.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

(VNF) - "Tự tin" vì đã có bảo hiểm lo, nhiều năm không xem lại hợp đồng, cũng không biết mình có quyền lợi gì, đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì mới “tá hoả” là tham gia không đúng nhu cầu, tham gia ủng hộ. Đành phải bỏ cả trăm triệu tiền túi ra để chi trả cho chi phí y tế.

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.