'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngoại trưởng Tuvalu Simon Kofe ngày 21/11 cho biết quốc đảo này đã từ chối đề nghị xây đảo nhân tạo từ các công ty Trung Quốc để giúp đối phó nước biển dâng.
Ông Kofe cũng cho biết thêm rằng thời gian vừa qua các công ty Trung Quốc tiếp cận các cộng đồng địa phương và đề nghị hỗ trợ 400 triệu USD cho dự án xây đảo nhân tạo để chống nước biển dâng của chính quyền Tuvalu.
Ngoại trưởng Tuvalu tin rằng Bắc Kinh đứng sau chống lưng cho các công ty này.
Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Kofe nói ông xem những lời đề nghị xây đảo trên là nỗ lực nhằm làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Đài Loan trong khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Kofe tái khẳng định Tuvalu vẫn ủng hộ Đài Loan và cho biết đang nỗ lực thành lập một nhóm gồm 4 quốc gia ở Thái Bình Dương, hiện vẫn đang duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Đài Bắc, bao gồm đảo quốc Marshall, Palau, Nauru và Tuvalu.
Bộ trưởng Tư pháp Israel Avichai Mandelblit ngày 21/11 đã công bố quyết định truy tố Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu với cáo buộc nhận hối lộ, lạm dụng tín nhiệm và lừa đảo. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhà nước Do Thái một thủ tướng đương nhiệm bị truy tố.
Ông Netanyahu, người đã lên nắm quyền từ năm 2009, là nhà lãnh đạo có thời gian tại vị lâu nhất ở Israel. Ông đã bác bỏ mọi nghi vấn đã có hành động sai trái trong 3 cáo buộc, tuyên bố rằng ông là nạn nhân của một cuộc săn phù thủy chính trị.
Trước động thái của Bộ Tư pháp, Israel hiện vẫn đang trải qua tình thế giằng co trong việc lựa chọn nhà lãnh đạo mới để có thể thành lập một chính phủ mới sau 2 cuộc bầu cử không thể phân định được kết quả đã tổ chức trong năm nay.
Theo Reuters, bản cáo trạng chống lại ông Netanyahu được cho có thể sẽ khiến tình hình chính trị ở Israel thêm căng thẳng.
Ông Netanyahu có thể phải đối mặt với án tù 10 năm nếu bị kết tội tham nhũng và mức án tối đa 3 năm vì tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm.
Dự luật "Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong" đã được Hạ viện Mỹ biểu quyết thông qua với 417 phiếu thuận, 1 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu ngày 20/11. Trước đó một ngày, thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật này.
Tiếp theo, hai viện quốc hội sẽ phải thống nhất các điều khoản dự luật trước khi trình lên Tổng thống Mỹ Donald Trump để ký thông qua luật hoặc phủ quyết.
Theo dự luật, Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm có trách nhiệm xác định Hong Kong còn đủ khả năng tự trị để được hưởng quy chế đặc biệt theo luật pháp Mỹ hay không.
Dự luật cũng cho phép trừng phạt những quan chức bị Washington xác định là vi phạm nhân quyền ở Hong Kong.
Dự luật thứ hai được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua liên quan tới việc cấm xuất khẩu một số vũ khí kiểm soát đám đông phi sát thương cho cảnh sát Hong Kong, bao gồm đạn và bình xịt hơi cay, đạn cao su và súng điện.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói động thái này của Mỹ là sự vi phạm nghiêm trọng đối với luật pháp và các chuẩn mực quốc tế, và Bắc Kinh "mạnh mẽ lên án và phản đối".
Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau của chính phủ Trung Quốc và văn phòng liên lạc Bắc Kinh ở Hong Kong cũng đưa ra các thông báo, cảnh báo rằng Mỹ không nên "đùa với lửa".
Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) ngày 21/11 đã chính thức thông qua luật cấm bán thiết bị điện tử không cài đặt phần mềm do chính phủ Nga quy định. Đạo luật sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020.
Cụ thể, các sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính và Tivi thông minh bán tại Nga đều phải tải và cài đặt các phầm mềm do Nga sản xuất. Phần mềm này được cho là thân thiện hơn và thu hút khách tiêu dùng Nga hơn người dùng phương Tây.
Một danh sách các phần mềm do chính phủ Nga quy định cần được cài đặt sẵn sẽ được công bố trong thời gian tới.
Các nhà lập pháp cho rằng động thái trên nhằm “bảo vệ lợi ích của các công ty Internet Nga” và ngăn chặn “mánh khóe” của các tập đoàn công nghệ lớn nước ngoài.
Ngoài ra, các nghị sĩ cũng cho rằng dự luật sẽ cung cấp cho các công ty Nga các cơ chế pháp lý để quảng bá các chương trình và dịch vụ của họ trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho người dân trong nước.
Trong khi những “người khổng lồ” Internet Nga như Yandex, Mail.ru, và VKontakte bày tỏ sự ủng hộ thì loạt ông lớn công nghệ nước ngoài như Apple, Samsung và Huawei lại không mấy vui vẻ với luật này.
Ủy ban Viễn thông liên bang Mỹ (FCC) ngày 23/11 đã thông qua lệnh cấm các công ty viễn thông được chính phủ hỗ trợ ngân sách mua thiết bị từ là Huawei và ZTE vì lý do an ninh.
"Cả hai công ty đều có mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ và quân đội Trung Quốc. Cả hai đều bị buộc theo luật Trung Quốc phải chấp hành bất cứ yêu cầu nào từ các cơ quan tình báo và phải giữ bí mật các yêu cầu này… " - chủ tịch FCC nói về lệnh cấm mới.
Như vậy, các nhà cung cấp viễn thông của Mỹ sẽ bị cấm sử dụng các khoản tiền hỗ trợ từ chính phủ để mua thiết bị của Huawei hay ZTE. Nguồn quỹ này trị giá hơn 8,5 tỷ USD.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, lệnh cấm này của FCC chủ yếu ảnh hưởng tới các hãng nhỏ, trong khi những nhà cung cấp viễn thông chính tại Mỹ không sử dụng thiết bị của các công ty Trung Quốc.
Ngoài ra, FCC cho biết cũng sẽ cân nhắc xem có nên yêu cầu các công ty viễn thông ngưng sử dụng các thiết bị của Huawei và ZTE đang được sử dụng hay không.
Xem thêm >> Nhận tỷ lệ ủng hộ thấp, tỷ phú Bloomberg chi bạo tay cho chiến dịch tranh cử
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.