Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Một loạt động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đã vấp phải chỉ trích của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne ngày 23/4 cho biết bà bày tỏ quan ngại sâu sắc về "một loạt sự cố và hành động gần đây" ở Biển Đông như các hoạt động khai thác tài nguyên của các nước bị cản trở, hai quận mới được tuyên bố thành lập và tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm.
Ngoại trưởng Payne đã kêu gọi tất cả các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và bảo vệ tự do hàng hải và hàng không.
Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Trung Quốc đang lợi dụng bối cảnh thế giới tập trung ứng phó đại dịch Covid-19 để thực hiện "hành vi khiêu khích" nhằm gây áp lực đối với Hong Kong, Đài Loan và bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông, đặc biệt là hành vi đâm chìm tàu cá của Việt Nam.
Ông Pompeo nhấn mạnh “Mỹ kịch liệt phản đối hành vi bắt nạt của Trung Quốc và hy vọng các nước khác sẽ yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”.
Cũng trong ngày 22/4, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr xác nhận nước này đã gửi 2 công hàm phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo ông Locsin Jr, Trung Quốc bị cáo buộc chĩa súng radar vào tàu của hải quân Philippines trên Biển Đông.
Ngoài ra, một công hàm khác nhằm phản đối động thái của Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố liên quan tới cái gọi là "lãnh thổ ở tỉnh Hải Nam".
Nhà ngoại giao Philippines cáo buộc rằng 2 động thái trên của Trung Quốc là “vi phạm luật pháp quốc tế”.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein mới đây nhấn mạnh nước này quyết bảo vệ các lợi ích và quyền lợi của mình ở Biển Đông và mọi tranh chấp nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Ông Hishammuddin đưa ra tuyên bố này sau khi có tin tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động gần tàu khoan thăm dò đáy biển West Capella do Công ty dầu khí Petronas (Malaysia) vận hành.
Trước đó, sau khi Trung Quốc lưu hành một số Công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa không phù hợp luật pháp quốc tế cùng các yêu sách biển ở Biển Đông trái với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Việt Nam đã lưu hành Công hàm tại Liên hợp quốc để bác bỏ các yêu sách này. Việt Nam cũng đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc.
Do nguồn cung thừa thãi trong khi nhu cầu sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá dầu thế giới ngày 20/4 lần đầu tiên trong lịch sử giảm xuống dưới 0 USD/thùng.
Giá dầu ngọt nhẹ Tây Texas của Mỹ trên sàn giao dịch New York trong ngày 20/4 đã giảm hơn 300% xuống mức -37,63 USD/thùng, mức thấp nhất trong lịch sử. Đây là giá dầu chào bán cho các hợp đồng mua bán trong tháng 5, tuy nhiên, giá dầu được dự báo sẽ tăng trở lại khi các hoạt động đấu giá cho các hợp đồng trong tháng 6 sẽ bắt đầu vào ngày 21/4.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ, nhu cầu sử dụng dầu đã giảm 30% do các hạn chế đi lại, trong khi đó các kho chứa đã không còn chỗ trống, buộc một số công ty dầu mỏ ở Mỹ phải bắt đầu giới hạn sản lượng.
Theo Cục quản lý thông tin năng lượng Mỹ, sản lượng dầu mỏ của Mỹ dự kiến giảm dưới 5% trong cả năm 2020, tuy nhiên trong ngắn hạn, biện pháp này vẫn chưa đủ để đối phó với tình trạng thừa nguồn cung. Bộ Năng lượng Mỹ hiện đang chuẩn bị cho các công ty của Mỹ thuê chỗ chứa 23 triệu thùng dầu trong kho dự trữ chiến lược của mình.
Hiện trạng này diễn ra trong bối cảnh trước đó Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các nước đối tác, còn được gọi là OPEC+ ngày 12/4 đã nhất trí cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong thời gian 2 tháng từ tháng 5 - 6/2020.
Động thái này được đưa ra nhằm bình ổn giá “vàng đen” trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, động thái của OPEC+ đến nay vẫn chưa ngăn chặn được đà giảm của giá dầu trước sự sụt giảm mạnh về nhu cầu sử dụng năng lượng do đại dịch nguy hiểm này.
Ngày 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ký sắc lệnh hành pháp hạn chế nhập cư nhằm tạm dừng cấp mới thẻ xanh, một động thái theo ông là sẽ giúp bảo vệ việc làm của người dân Mỹ trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Cũng theo Tổng thống Trump, “sắc lệnh này đảm bảo rằng những người thất nghiệp Mỹ ở mọi tầng lớp xã hội sẽ được nhận ưu tiên hàng đầu là bố trí việc làm khi nền kinh tế tái mở cửa”. Sắc lệnh cũng bảo đảm các nguồn lực y tế cho các bệnh nhân Mỹ.
Theo thông tin trước đó, sắc lệnh này có thời hạn trong 60 ngày và sẽ gây ảnh hưởng nhiều nhất đến những người đang nộp hồ sơ xin thẻ thường trú, hoặc thẻ xanh, ngoại trừ những người làm trong ngành chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, những lao động mùa vụ vẫn sẽ được phép vào Mỹ.
Động thái trên được tiến hành trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 với 22 triệu người đã gia nhập đội ngũ thất nghiệp. Tổng thống Trump từng nói nếu chính phủ không can thiệp kịp thời thì kinh tế Mỹ rất lâu mới có thể phục hồi và tỷ lệ thất nghiệp sẽ luôn duy trì ở mức cao.
Mỹ hiện là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 890.000 người nhiễm và hơn 51.000 ca tử vong.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/4 đã ký ban hành luật đơn giản hóa quy định nhập quốc tịch Nga.
Văn kiện này đã được công bố trên cổng Internet công báo chính thức. Dự luật đã được Duma Quốc gia (Hạ viện) rồi sau đó là Hội đồng Liên bang (Thượng viện) thông qua ngày 17/4.
Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin cho biết: “Chúng tôi đơn giản hóa thủ tục nhập quốc tịch Nga và loại bỏ sự quan liêu đối với những đồng bào nói tiếng Nga cũng như công dân các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây đã sống ở nước ta hoặc có quan hệ với Nga".
Thủ tục đơn giản hóa để nhận quốc tịch Nga sẽ được áp dụng cho người dân Moldova, Ukraine, Belarus và Kazakhstan với giấy phép cư trú hợp lệ ở Nga, cũng như đối với những người nói tiếng Nga cư trú tại Nga. Luật cũng sẽ được áp dụng cho người nước ngoài kết hôn với người Nga nếu họ sống ở Nga và có con chung; với người nước ngoài có ít nhất cha hay mẹ là công dân Nga và sống ở Nga; và đối với người nước ngoài học tại các tổ chức giáo dục nhà nước Nga sau ngày 1/7/2002.
Theo luật mới, những người xin quốc tịch Nga sẽ không còn cần phải từ bỏ thân phận công dân của mình hoặc cư trú tại Nga trong 3 năm trước khi nộp đơn xin quốc tịch Nga. Luật sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày công bố.
Xem thêm >> Sợ dính bẫy nợ, Tanzania chính thức hủy khoản vay 10 tỷ USD từ Trung Quốc
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.