Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành (gọi tắt là Đà Thành) đã có báo cáo gửi chính quyền tỉnh Đắk Lắk, TP. Buôn Ma Thuột về những vướng mắc trong triển khai đầu tư xây dựng dự án khu đô thị dịch vụ cụm công nghiệp Tân An (dự án Tân An).
Đây là dự án có quy mô lên tới 91 ha, được chia làm 3 giai đoạn và do Đà Thành làm chủ đầu tư theo Quyết định số 1602/QĐ-UBND ngày 20/7/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, đến nay tiến độ thực hiện dự án đã chậm 19 tháng, thuộc giai đoạn thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư để được cấp phép xây dựng.
Chủ đầu tư cho biết, nguyên nhân của sự chậm trễ là bởi Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Buôn Ma Thuột chậm có phương án đền bù, giải phóng mặt bằng dự án. Cụ thể, theo hợp đồng thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án Tân An thì tiến độ đã chậm 24 tháng với nội dung “lập phương án bồi thường trình thẩm định phê duyệt”.
Phía Đà Thành đã báo cáo vấn đề vướng mắc này tới Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk và UBND TP. Buôn Ma Thuột. Để gỡ rối cho chủ đầu tư, Phó chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột Đoàn Ngọc Thượng đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Buôn Ma Thuột thẩm định và trình phương án bồi thường các hộ dân còn lại trước ngày 15/5/2021 và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 30/5/2021.
"Thế nhưng, phương án bồi thường sau đó vẫn chưa được phê duyệt và Đà Thành vẫn chưa được bàn giao mặt bằng để triển khai thi công dự án đúng hẹn", văn bản của Đà Thành cho hay.
Đến nay, chính quyền địa phương đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án, tuy nhiên Đà Thành lại tiếp tục gặp khó khi một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ. Nguyên nhân là người dân có đất bị thu hồi mong muốn các đơn vị liên quan hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
Chính vì vậy, Đà Thành đã "kêu cứu" chính quyền TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk để sớm có "phương án đền bù" và "phương án hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm" đối với các hộ dân còn lại nằm trong dự án Tân An, nhằm đẩy nhanh quá trình nhận bàn giao mặt bằng và thực hiện đầu tư dự án theo tiến độ đã cam kết.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành là một doanh nghiệp tư nhân có vai vế trên thị trường địa ốc, được thành lập vào ngày 14/8/2012 tại TP. Đà Nẵng; tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại VN Đà Thành.
Vốn điều lệ sáng lập của Đà Thành khá khiêm tốn ở mức 20 tỷ đồng, góp bởi 5 cá nhân gồm Trần Quốc Bảo (1983), Nguyễn Thị Thanh Thủy (1980), Phan Thị Năm (1969), Võ Thị Thu Nga (1970) và Nguyễn Thị Thanh Hương (1972). Trong đó, ông Bảo là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 58%, theo sau là bà Thủy (38%) và bà Năm (8%).
Sau gần thập kỷ lăn lộn thương trường, đến nay vốn điều lệ của Đà Thành đã lên đến 1.000 tỷ đồng. Đợt tăng vốn gần đây nhất là hồi cuối tháng 9/2019, ghi nhận bước nhảy vọt gấp đôi từ mức 500 tỷ đồng.
Hiện chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc là ông Bảo - người nắm giữ 91% vốn, tương đương 910 tỷ đồng; còn lại 8% cổ phần Đà Thành thuộc về bà Năm, phó tổng giám đốc thường trực doanh nghiệp.
Định hướng phát triển của Đà Thành khá rõ ràng. Trên website của mình, doanh nghiệp cho biết thị phần hướng tới là khu vực miền Trung - Tây Nguyên với mục tiêu mang tới sản phẩm địa ốc cho các khách hàng là người có thu nhập thấp. Chính từ quan điểm này, thời gian qua, Đà Thành đã liên tục mở rộng quỹ đất của mình tại các tỉnh Đắk Lắk, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Để phục vụ cho chiến lược gia tăng quỹ đất, đầu tư thực hiện dự án mới, các cổ đông của Đà Thành hay cụ thể là doanh nhân Trần Quốc Bảo đã liên tiếp rót thêm hàng trăm tỷ đồng để cải thiện và nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Thông tin mà VietnamFinance có được cho thấy, năm 2016, phần lớn tài sản của Đà Thành đến từ các khoản nợ, chiếm tới gần 120 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 50,9 tỷ đồng, tương ứng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 2,3 lần (hệ số D/E).
Tuy nhiên, sự chênh lệch này dần được cân bằng qua các năm nhờ các đợt tăng vốn liên tiếp của giới chủ doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2017 - 2020, hệ số D/E lần lượt ở mức 0,84 lần, 0,86 lần, 0,37 lần và 0,3 lần. Lúc này, tổng tài sản cũng tăng nhanh từ 576 tỷ đồng (năm 2017) lên 1.325 tỷ đồng (năm 2020).
Nhưng một điểm gợn, đó là Đà Thành luôn duy trì khoản phải thu ngắn hạn ở mức cao cho thấy dấu hiệu đang bị chiếm dụng vốn (sẽ được nói kĩ trong bài sau). Đồng thời, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cũng khá nghèo nàn.
Kết quả kinh doanh 5 năm gần đây cho thấy, doanh thu thuần của Đà Thành tăng nhanh từ 83,8 tỷ đồng (năm 2016) lên mức "đỉnh" 268,7 tỷ đồng (năm 2018) và dần chững lại cho đến năm vừa qua với gần 250 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế lại khá ít ỏi với 1,3 tỷ đồng, 2,5 tỷ đồng, 6,9 tỷ đồng, 4,7 tỷ đồng và 1,1 tỷ đồng. Như vậy, tỷ suất sinh lời trên doanh thu bình quân cả giai đoạn là khoảng 1,7%, tức lãi hơn 1 đồng cho mỗi 100 đồng doanh thu.
Tương tự, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) của doanh nghiệp thấp nhất là 0,08%, phản ánh sự bi quan trong hiệu quả sử dụng tài sản của Đà Thành.
(Còn nữa)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.