Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trao đổi với VietnamFinance, ông Phạm Đức Trình, Giám đốc quản lý dự án, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết: Để tăng tốc tiến độ dự án, suốt 2 tháng qua, Ban và các nhà thầu đã huy động 314 cán bộ kỹ thuật, công nhân, 112 xe máy thiết bị thường xuyên có mặt trên công trường.
Vì thế, sản lượng thi công hiện đạt 12% giá trị hợp đồng (kế hoạch là 14,79%), chậm 2,78% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian đầu khó khăn về vật liệu cát đắp nền đường, vướng giải phóng mặt bằng (GPMB) và ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, sản lượng thi công từ tháng 7/2021 đến nay có nhiều chuyển biến (riêng tháng 7, tháng 8 đạt khoảng 8%), khối lượng đắp cát đến cao độ bấc thấm đến nay đạt 910 ngàn m3/1,05 triệu m3 (86,7%), nền đường đắp cát đạt 8,5km/20,5km đủ điều kiện cắm bấc thấm.
Dự kiến, đến ngày 15/9/2021 sẽ hoàn thành toàn bộ công tác đắp cát nền đường đến cao độ bấc thấm. Hiện Ban đã triển khai được 10 mũi/9 mũi cắm bấc thấm, để bù lại tiến độ chậm, nhà thầu dự kiến huy động bổ sung thêm 5 mũi cắm bấc thấm (tổng 15 mũi), đảm bảo trong tháng 10/2021 hoàn thành cắm bấc thấm, đắp cát gia tải chờ lún; cuối năm 2021 sẽ lấy lại tiến độ đã chậm trong thời gian đầu.
Ngoài ra, để xử lý những vướng mắc về GPMB, Ban QLDA Mỹ Thuận đã có các văn bản số 2226/PMUMT-ĐHDA4 ngày 10/8/2021, số 2152/PMUMT-ĐHDA4 ngày 4/8/2021 đề nghị địa phương quan tâm, hỗ trợ, sớm bàn giao mặt bằng phục vụ thi công.
Hiện mặt bằng đã bàn giao khoảng 21,2/22,97km (đạt 92,3%), thực tế còn vướng 192 hộ với chiều dài tuyến khoảng 2 km, hiện nay do dịch Covid-19 nên các địa phương chưa có kế hoạch giải quyết phần vướng mặt bằng còn lại, các nhà thầu chưa thể triển khai thi công đồng loạt trên tuyến.
Ngoài ra, một trong những khó khăn khác đó là Khu vực cộng đồng dân cư xung quanh dự án xuất hiện nhiều ca F0, địa phương đã phong tỏa một số khu vực (như: huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh – tỉnh Vĩnh Long), nên việc đi lại để thi công dự án gặp nhiều khó khăn, không có đường tiếp cận để vận chuyển vật liệu, thiết bị vào công trường. Vì thế, cần có phương án tháo gỡ để nguồn vật liệu ra/vào dự án, không để dừng thi công.
"Hiện nhiều nhà máy sản xuất cọc (tại tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long) bị phong tỏa, ngừng sản xuất nên thiếu hụt nguồn cung cấp cọc cho dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thi công", ông Trình nói.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, trước kiến nghị từ phía Ban QLDA Mỹ Thuận, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn vừa có văn bản đề nghị 6 tỉnh, thành hỗ trợ triển khai thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị UBND TP.HCM, tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, TP.Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang cho phép và ưu tiên xe vận chuyển vật liệu thi công từ các tỉnh, thành này đi và đến dự án.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long, UBND tỉnh Đồng Tháp xem xét ưu tiên tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 cho cán bộ, công nhân viên các đơn vị đang tham gia tại dự án nhằm hạn thế tối đa nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo tiến độ thi công dự án.
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 22,97km. Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m; giai đoạn 2, xây dựng 6 làn xe cao tốc, nền đường 32,25m. Giai đoạn 1 của dự án được khởi công tháng 1/2021, hoàn thành năm 2023, tổng mức đầu tư khoảng 4.826 tỷ đồng. |
Một số hình ảnh trên cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.