Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, hiện trên công trường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết các nhà thầu đã huy động 1.643 cán bộ kỹ thuật, lái máy, 860 xe máy thiết bị, đang triển khai tổng cộng 62/67mũi thi công.
Đến nay, tổng giá trị sản lượng thực hiện hhoảng 843,5 tỷ đồng, đạt 14% so với tổng giá trị xây lắp của Dự án (6.065,1 tỷ đồng) và đạt khoảng 94% so với kế hoạch sản lượng đã đăng ký (899,27 tỷ đồng).
Tuy nhiên, đáng buồn là 4/4 gói thầu của dự án đều chậm tiến độ. Cụ thể, tại gói XL01 - thi công xây dựng đoạn Km134+000 – Km154+000, nút giao Vĩnh Hảo và tuyến nối QL1. Liên danh các Nhà thầu đã huy động 196 xe máy và 421 cán bộ đang triển khai 14 mũi thi công, đạt sản lượng thực hiện 329,4/1.495,7 tỷ đồng (22,02%). So với kế hoạch đạt 329,4/348,1 tỷ đồng (94,64 %), chậm khoảng 5,36%.
Tại gói thầu XL02 - thi công xây dựng đoạn Km154+000 – Km168+000, nút giao Chợ Lầu, hiện iên danh các nhà thầu đã huy động 80 xe máy và 206 cán bộ, đang triển khai 17 mũi thi công. Tuy nhiên, sản lượng thực hiện so với giá trị xây lắp hợp đồng đạt 120,1/797,13 tỷ đồng (15,07%). So với kế hoạch đạt 120/134 tỷ đồng (89,63%), chậm 10,57%.
Tại gói thầu XL03 - thi công xây dựng đoạn Km168+000 – Km185+400, nút giao Đại Ninh, liên danh nhà thầu đã huy động 144 xe máy và 238 cán bộ, đang triển khai 9 mũi thi công, sản lượng thực hiện so với giá trị xây lắp hợp đồng đạt 71,5/915,2 tỷ đồng (7,81%); So với kế hoạch đạt 71,52/74,95 tỷ đồng (95,42%), chậm 4,48%.
Tại gói thầu XL04 - thi công xây dựng đoạn Km185+400 – Km235+000, nút giao Ma Lâm, nút giao Phan Thiết, hiện tại, liên danh các nhà thầu đã huy động 440 xe máy thiết bị các loại và 778 người thi công 22 mũi, sản lượng thực hiện so với giá trị xây lắp hợp đồng đạt 322,5/2.857 tỷ đồng (11,29%); So với kế hoạch đạt 322,5/342,2 tỷ đồng (94,24%), chậm 5,76%.
Hiện tại, nguồn vốn bố trí cho dự án đạt 4.574,87 tỷ đã giải ngân được 3.155,5 tỷ đồng đạt 68,97% kế hoạch. Riêng vốn bố trí tính trong năm 2021 (bao gồm vốn kéo dài năm 2020) của dự án là 2.577 tỷ đã giải ngân được 1.148,4 tỷ đồng đạt 44,56%.
Đánh giá về tiến độ dự án, ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó Ban Quản lý dự án 7 cho biết: Về cơ bản các nhà thầu đã huy động đủ thiết bị và nhân lực để triển khai thi công theo kế hoạch. Tuy nhiên, do thiếu vật liệu đắp nên chưa được khai thác và phát huy hết công suất máy.
Trong giai đoạn đầu thực hiện Dự án, chủ yếu nhà thầu tập trung thi công các hạng mục thuộc nền đường (phát quang, đào vét hữu cơ, đắp đất từ nguồn tận dụng tại chỗ…) mặc dù có khối lượng lớn và thời gian thi công kéo dài nhưng giá trị sản lượng thấp.
Trước tình hình này, Ban Quản lý dự án 7 đã điều chỉnh cục bộ về kế hoạch và chỉ đạo các Nhà thầu chuyển hướng sang tăng cường các mũi thi công cầu, cống, hầm chui, sản xuất cấu kiện đúc sẵn và tập kết vật tư theo mùa (nhất là vật liệu cấp phối đá dăm) để cố gắng kiểm soát được tiến độ và giá trị sản lượng thực hiện.
Nguyên nhân khách quan, hiện đang vướng mắc về mặt bằng thi công, di dời hạ tầng kỹ thuật gây rất nhiều khó khăn cho các Nhà thầu, gây ách tắc cho việc tập kết xe máy - thiết bị, vận chuyển vật tư, vật liệu trong nội bộ công trường do chưa thể hoàn thành thông suốt tuyến đường công vụ dọc tuyến…
Ngoài ra, tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài liên tục từ đầu năm 2021 và thời gian gần đây càng trở nên phức tạp và khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến Dự án. Vừa qua trên công trường đã có 2 ca bị dương tính với virus Sars Cov-2 và rất nhiều trường hợp là F1, F2… phải cách ly tập trung hoặc tại chỗ gây nên tâm trạng hoang mang, lo lắng trên toàn công trường.
Cũng do tình hình dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam (trong đó có cả tỉnh Bình Thuận) ngày càng phục tạp và khó lường nên việc tăng cường nhân lực và thiết bị cho các mũi thi công bị gián đoạn hoàn toàn.
Công tác kiểm tra và chỉ đạo của lãnh đạo các đơn vị cũng không thể sâu sát, nguồn cung ứng vật tư ngoại tỉnh chậm trễ… do quy định hạn chế (và dừng hẳn) việc tiếp nhận người và phương tiện đến địa phương khác (đặc biệt là từ vùng có dịch).
"Bên cạnh đó, trong quá trình thi công dự án, giá thép xây dựng và một số vật liệu khác tăng bất thường trong thời gian dài. Trong đó, tình trạng khan hiếm nghiêm trọng nguồn vật liệu đắp nền đường là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức độ thi công của Nhà thầu và làm chậm trễ tiến độ Dự án. Vì vậy, thời gian hoàn thành Dự án cần được báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét và điều chỉnh cho phù hợp thực tế khách quan", ông Khoát kiến nghị.
"Dự án chậm giải ngân, xử lý trách nhiệm người đứng đầu"Trong 7 tháng đầu năm, toàn ngành giao thông giải ngân đạt 19.000/43.000 tỷ đồng, đạt 44,1% kế hoạch, được xếp vào top các bộ ngành giải ngân tốt. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu trong 5 tháng cuối năm 2021, toàn ngành phải hoàn thành giải ngân 24.000 tỷ đồng. Vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo, các Ban quản lý dự án khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị liên quan tháo gỡ vướng mắc về nguồn vật liệu thi công, đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ. Tới đây, Bộ GTVT sẽ có “biện pháp mạnh”, chấn chỉnh kịp thời, không thể để tình trạng người lơ là và người tích cực bị đánh đồng và làm ảnh hưởng tới tiến độ của các dự án. Một số giám đốc Ban quản lý dự án còn lơ là, cần phải được chấn chỉnh với tinh thần trách nhiệm thể hiện cao hơn trong công tác giải ngân. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: Bất cứ gói thầu nào vướng mặt bằng, giám đốc Ban phải có trách nhiệm xử lý. Các khó khăn sẽ do Thứ trưởng phụ trách trực tiếp làm việc với địa phương để tháo gỡ mặt bằng, đảm bảo tiến độ giải ngân. Bộ GTVT cũng sẽ thực hiện tốt Luật Đầu tư công (sửa đổi), điều chỉnh nguồn vốn được giao. Rút kinh nghiệm năm 2020, việc điều chỉnh vốn sẽ điều chỉnh hàng tháng, đảm bảo tiến độ giải ngân đến 31/1/2022 hoàn thành kế hoạch giải ngân 43.000 tỷ được giao. Bộ trưởng khẳng định: Không thể chấp nhận tình trạng dự án chậm tiến độ và sẽ có giải pháp mạnh để chấn chỉnh các đơn vị được giao đại diện chủ đầu tư. Dự án chậm tiến độ, giải ngân chậm sẽ không được giao thêm dự án mới trong thời gian tới. Cùng với đó, chủ đầu tư nào giải ngân chậm Bộ GTVT sẽ thu hồi vốn để điều chuyển sang dự án khác giải ngân tốt, không thể để tình trạng “ôm vốn” rồi không giải ngân được. Ngoài ra, Bộ sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu các chủ đầu tư giải ngân chậm, dự án chậm tiến độ. |
>>>> Xem thêm: https://vietnamfinance.vn/thu-truong-bo-giao-thong-quyet-tam-giai-ngan-24000-ty-trong-5-thang-cuoi-nam-2021-20180504224257712.htm
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.