Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chia sẻ tại buổi họp báo công bố “Diễn đàn mua bán - sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam lần thứ 14 (M&A Vietnam Forum 2022) - năm 2022” do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay (3/11), TS Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho biết thị trường M&A năm nay giảm một nửa so với năm 2021.
Vị tiến sĩ cho hay, năm 2021 gặp phải khủng hoảng về đại dịch khiến nền kinh tế xuống mức thấp nhất nhưng thị trường M&A rất sôi động. Tuy nhiên, năm 2022 lại khác, quy mô thị trường giảm mạnh về số lượng và giá trị thương vụ.
Cụ thể, nếu như năm 2021 thị trường M&A có 700 thương vụ thì trong 10 tháng đầu năm 2022 chỉ có 350 thương vụ. Giá trị trung bình trong mỗi thương vụ giảm từ 31 triệu USD/thương vụ xuống còn 16,5 triệu USD/thương vụ.
Cũng trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị M&A đạt 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 2 tháng còn lại của năm 2022, ông Ái bình luận không mong chờ tình hình sẽ tốt lên hay đạt một mức cao như năm ngoái.
“Năm 2022, thương vụ M&A đạt giá trị cao nhất khoảng 500 triệu USD và không có thương vụ nào đạt 1 tỷ USD”, ông Ái nói và cho biết trước đây có những lĩnh vực thu hút hàng tỷ USD như dịch vụ tài chính nhưng năm nay không ghi nhận một thương vụ lớn nào. Đây chính là sự thiệt thòi đối với thị trường M&A trong năm 2022.
Nhìn vào số liệu trên, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam đánh giá thị trường M&A năm nay trầm lắng nhưng chưa rơi vào tình trạng “ngủ đông”.
Cũng theo TS Nguyễn Công Ái, trong thời gian qua có 3 lĩnh vực M&A sôi động nhất. Thứ nhất, lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng đặc biệt là bán lẻ như: Masan mua lại Phúc Long, nhà đầu tư ngoại mua Golden Gate, SK Group thâu tóm Pharmacity. Thứ hai là bất động sản và cuối cùng là năng lượng.
Đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, vị tiến sĩ nhìn nhận nếu theo dõi trend từ năm 2016 - 2022, các thương vụ liên tục tăng. Đặc biệt, năm 2022 có 19 thương vụ với giá trị lên tới gần 700 triệu USD.
“Chúng tôi dự báo năng lượng sẽ là lĩnh vực M&A gây sốt trong thời gian tới. Hiện nay, đơn vị chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện mặt trời, điện gió và thủy điện”, ông Ái tiết lộ.
Đối với nhà đầu tư tham gia các thương vụ M&A, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam cho biết trong 10 tháng đầu năm 2022, các nhà đầu tư trong nước chiếm lĩnh nhiều nhất trên thị trường, vượt qua các nhà đầu tư Singapore và các nước khác.
Tuy nhiên, ông đánh giá về giá trị tiền thực so với năm trước là thấp hơn, cho nên việc dẫn đầu không phải mình hay, mình đầu tư mạnh mà bởi vì các nhà đầu tư khác đều giảm đi.
Dự báo về bức tranh M&A trong thời gian tới, ông Nguyễn Công Ái nêu 3 xu hướng tác động đến thị trường. Thứ nhất là làn sóng chuyển đổi số bao gồm cả đổi mới sáng tạo sẽ tạo cơ hội cho ngành bán lẻ.
Xu hướng thứ hai là sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, chiếm 16% của toàn bộ dân số Việt Nam sẽ giúp thị trường tiêu dùng trở nên tiềm năng hơn. Sắp tới trong ngành dịch vụ tài chính, ông Ái dự đoán lĩnh vực ngân hàng bán lẻ sẽ phát triển rất mạnh tại Việt Nam và sẽ thu hút sự quan tâm nhà đầu tư nước ngoài.
Xu hướng thứ ba là “xanh hóa nền kinh tế”, theo ông Ái với cam kết của Việt Nam đến năm 2050 đưa khí thải carbon về “zero” đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các công trình điện ở Việt Nam.
Bên cạnh những mặt tích cực, TS Nguyễn Công Ái nhìn nhận thị trường M&A sắp tới cũng đối mặt nhiều thách thức. Thứ nhất,nền kinh tế đang đi từ trạng thái “thừa tiền” xuống “thiếu tiền”, khi lãi suất không ngừng tăng. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong tháng 11 và dự kiến có thể tăng thêm 0,5 điểm phần trăm trong tháng tới. Lãi suất của Fed tăng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước. Tại Việt Nam, lãi suất huy động tăng lên 9-10%/năm, khiến việc tìm kiếm nguồn vốn rất khó khăn, do đó, hoạt động vay tiền cho mục đích M&A không còn dễ dàng như trước nữa.
Thách thức thứ hai là các nền kinh tế lớn trên thế giới đang đi từ nền kinh tế phát triển sang một nền kinh tế suy thoái. “Chính vì vậy, chúng tôi khuyến cáo nhà đầu tư cẩn trọng và thật cẩn trọng khi xuống tiền”, ông Ái lưu ý.
Cuối cùng, ông cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang vào giai đoạn gặp rất nhiều biến động và rủi ro. Trong một môi trường rủi ro, nhà đầu tư sẽ ngần ngại trong việc xuống tiền đầu tư.
Dưới góc nhìn của TS Nguyễn Công Ái, thị trường M&A giai đoạn 2023-2024 sẽ gặp phải làn sóng tương đối trầm lắng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư có sẵn tiền mặt mua lại các dự án hấp dẫn. "Có thể nói đây là thị trường của người mua không phải là thị trường của người bán nữa. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp mặt nhiều hơn trong thời gian tới, bởi vì nguồn tiền trong nước đang hạn hẹp khi lãi suất tăng lên và thanh khoản ít dần", vị tiến sĩ phân tích.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.