Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Nợ xấu xu hướng gia tăng, lãi suất khó giảm thêm
Khánh Tú -
11/11/2024 13:30 (GMT+7)
(VNF) - Thống đốc NHNN thừa nhận nợ xấu có xu hướng gia tăng. Tính đến cuối tháng 9/2024 tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 4,55%, tương tự gần bằng mức cuối 2023, tăng 2% so với 2022.
Nợ xấu tăng cao
Tại phiên chất vấn Quốc hội sáng 11/11, nhiều vấn đề nóng liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ, công tác quản lý về thị trường vàng, ngoại hối, công tác hỗ trợ vay vốn,… đã được các đại biểu đưa ra chất vấn.
Đáng chú ý, vấn đề nợ xấu tăng cao nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Cụ thể, đại biểu Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) đặt vấn đề: “Hiện nay vấn đề nợ xấu tăng cao được đề cập trong báo cáo Chính phủ. Thống đốc Ngân hàng đánh giá thế nào về tình hình nợ xấu, và giải pháp giải quyết vấn đề này. Nếu không giảm nợ xấu, việc điều hành chính sách tiền tệ có khó khăn gì?”
Bên cạnh đó, cũng có đại biểu lo ngại việc đẩy mạnh tín dụng sẽ tăng nguy cơ nợ xấu, từ đó ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn ngành kinh tế nói chung.
Liên quan đến vấn đề này, Thống đốc NHNN thừa nhận nợ xấu có xu hướng gia tăng. Tính đến cuối tháng 9/2024 tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 4,55%, tương tự gần bằng mức cuối 2023, tăng 2% so với 2022.
Toàn cảnh phiên chất vấn.
Theo đại diện NHNN, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng cao là do từ năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 tác đông nghiêm trọng mọi mặt kinh tế xã hội, doanh nghiệp và người dân khó khăn khiến cho việc trả nợ ngân hàng gặp khó khăn. Gần đây bão Yagi cũng đã gây ra thiệt hại nặng nề. Theo khảo sát của NHNN, dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại 26 tỉnh thành phố lên tới 190.000 tỷ đồng.
Để kiểm soát nợ xấu, các tổ chức tín dụng khi cho vay cần thẩm định đánh giá kỹ lưỡng khả năng trả nợ của khách hàng với khoản vay mới. Đối với các nợ xấu hiện hữu thì tích cực xử lý nợ xấu, đôn đốc khách hàng trả nợ, thu nợ hoặc phát mại tài sản. Về phía NHNN cũng đã có khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của tổ chức VMC, các công ty mua bán nợ tham gia xử lý nợ xấu, bà Hồng cho biết.
Lãi suất cho vay khó giảm thêm
Cũng tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu đặt câu hỏi về xu hướng lãi suất trong thời gian tới. Đại biểu Trần Anh Tuấn (TPHCM) đặt vấn đề: NHNN có giải pháp gì để tiếp tục giảm lãi suất để doanh nghiệp, người dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng?
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua diễn biến trên thị trường tiền tệ quốc tế rất phức tạp. Sau thời gian thắt chặt, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới cũng hạ lãi suất, điều chỉnh chính sách tiền tệ. Đồng USD biến động mạnh, có giảm vào tháng 9/2024 nhưng sau đó tăng rất mạnh vào tháng 10. Áp lực tỷ giá khiến lãi suất khó giảm thêm.
“Nếu NHNN giảm lãi suất thì tỷ giá lại tăng, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn khi tỷ giá diễn biến không như kỳ vọng", lãnh đạo NHNN nói.
Ngoài lý do tỷ giá, NHNN đánh giá việc thực hiện chủ trương tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới là rất khó khăn bởi lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm sâu thời gian qua; nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng, thời gian tới sẽ áp lực đối với mặt bằng lãi suất.
“Việc có tiếp tục giảm lãi suất hay không phụ thuộc vào diễn biến kinh tế trong nước và thế giới, thanh khoản, tình trạng hệ thống ngân hàng. Thời gian vừa qua, chúng ta đã giảm mặt bằng lãi suất khá nhiều so với các nước, cho nên chúng tôi tiếp tục theo dõi", bà Hồng cho hay.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoản vay bị thiệt hại do bão
Liên quan đến chất vấn về chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão Yagi, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, NHNN đã chỉ đạo giải pháp tháo gỡ khó khăn như cơ cấu khoản nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
“Với khách hàng vay vốn chịu tác động cơn bão, NHNN đang quá trình hoàn thiện bước cuối cùng ban hành thông tư mới để cơ cấu lại khoản nợ và giữ nguyên nhóm nợ; xem xét miễn giảm lãi cho doanh nghiệp và người dân, thực hiện an sinh xã hội với tổng giá trị là 40 tỷ đồng.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng.
Đồng thời NHNN tổ chức hội nghị, chỉ đạo các tổ chức tính dụng cân nhắc xem xét cân đối nguồn vốn của mình để đưa ra các gói tín dụng. Đến nay, có 35 tổ chức tín dụng đã công bố với tổng giá trị gói tín dụng là 405.000 tỷ đồng để tiếp tục cho vay mới đối các doanh nghiệp và người dân chịu tác động cũng như là các khoản lãi suất cho vay với lãi suất ưu đãi hơn”, bà Hồng thông tin.
Tính đến ngày 31/10, các ngân hàng thương mại đã thực hiện cho vay mới theo chương trình ưu đãi với doanh số lũy kế khoảng 27.000 tỷ đồng và hạ lãi suất cho những khoản vay hiện hữu với dư nợ được giảm lãi suất khoảng 82.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp, vừa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, phấn đấu tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp và người dân. Hệ thống TCTD đã dành chính nguồn lực tài chính của mình để giảm 50.000 - 60.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho khách hàng.
(VNF) - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, các ngân hàng yếu kém từng bị kiểm soát đặc biệt và mua lại với giá 0 đồng nhưng sau một thời gian vẫn không thể phục hồi, càng hoạt động càng thua lỗ. Cần để chính thị trường quyết định số phận các ngân hàng không còn hiệu quả.
(VNF) - Giá USD tại các ngân hàng hôm nay (11/4) tiếp đà giảm mạnh từ hôm qua, rời xa mốc 26.000 đồng/USD. Qua 2 phiên, giá USD tại nhiều nhà băng đã "bốc hơi" hơn 300 đồng.
(VNF) - Có ngân hàng tại Việt Nam năm 2024 trả cho nhân viên bình quân hơn 70 triệu đồng/tháng. Với giá vàng nhẫn hiện nay thì mức thu nhập mua được gần 7 chỉ vàng.
(VNF) - Tỷ giá VND/USD gần đây tăng mạnh và liên tục lập đỉnh mới. Theo giới phân tích, tỷ giá sẽ biến động nhiều hơn trong ngắn hạn, áp lực với tỷ giá vẫn hiện hữu trước những ẩn số khó lường.
(VNF) - Sau nhiều phiên tăng mạnh, lên sát 26.200 đồng/USD, giá USD tại kênh ngân hàng hôm nay (10/4) quay đầu giảm mạnh, tới 200-300 đồng, giá bán ra tại nhiều nhà băng đã xuống dưới 26.000 đồng/USD.
(VNF) - Điểm nhấn trong mùa ĐHĐCĐ năm nay của các ngân hàng xoay quanh câu chuyện tăng vốn. Bên cạnh mục tiêu tiến tới tiêu chuẩn Basel III, tăng vốn còn là động lực để các ngân hàng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra.
(VNF) - Nhằm ổn định cơ cấu cổ đông, phù hợp với định hướng phát triển dài hạn của Eximbank, đồng thời, để giữ và duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư, Eximbank đề xuất tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 6% vốn điều lệ từng thời kỳ.
(VNF) - Tiền gửi của khách hàng vào hệ thống ngân hàng tháng 12/2024 tiếp tục đạt kỷ lục mới, gần chạm 15 triệu tỷ đồng, song tổng huy động vốn năm 2024 thấp hơn tín dụng gần 1 triệu tỷ đồng.
(VNF) - Trong khi nhiều ngân hàng yếu kém khác đã bắt đầu có những chuyển động rõ nét trong quá trình tái cơ cấu thì SCB vẫn chưa ghi nhận nhiều tiến triển đáng kể.
(VNF) - Tập đoàn UOB vừa thông tin về việc đã tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank tại Việt Nam (UOB Việt Nam) lên 10.000 tỷ đồng.
(VNF) - Theo VCBS, một số ngân hàng đang tập trung đẩy mạnh tiếp cận nhóm FDI như VPBank, Techcombank và MB... sẽ gặp những thách thức ngắn hạn trong việc mở rộng tín dụng mảng này trước "cú sốc" thuế quan.
(VNF) - ACB giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16-18% trong năm 2025, dù đối mặt nhiều thách thức vĩ mô. Ngân hàng dự kiến tập trung vào mảng khách hàng cá nhân, SME và mở rộng sang doanh nghiệp lớn.
(VNF) - Vietcombank dự kiến phát hành 543,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mệnh giá 10.000/cp cho tối đa 55 nhà đầu tư để nâng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng.
(VNF) - Lãi vay hiện vẫn còn cao, các ưu đãi còn khó tiếp cận, một số doanh nghiệp phản ánh đang phải chịu lãi suất tới 11%/năm. Mức lãi suất này liệu có giảm
(VNF) - Mặc dù có mức tăng trưởng ấn tượng song theo nhiều chuyên gia, bản chất của tăng trưởng tín dụng quý I/2025 vẫn mang tính kỹ thuật nhiều hơn khi tốc độ tăng trưởng “đổ dồn” vào những tuần cuối cùng của quý.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý; khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng SCB.
(VNF) - LPBank do ông Nguyễn Đức Thuỵ (bầu Thuỵ) làm chủ tịch dự kiến dùng 7.468 tỷ đồng để chi trả cổ tức bằng tiền mặt tới 25%, đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22,2% và thành lập LPBank AMC.
(VNF) - Chỉ trong 1 tuần, hàng trăm nghìn tỷ đồng đã được bơm vào nền kinh tế. Tỷ giá tăng nóng, vượt 26.000 đồng/USD. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch; phát hiện, phân loại, cảnh báo các tài khoản có giao dịch bằng địa chỉ IP tại nước ngoài.
(VNF) - Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip để được trải nghiệm phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn và có cơ hội nhận nhiều ưu đãi từ BAC A BANK.
(VNF) - Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(VNF) - Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 125 tỷ đồng và thu nhập lãi thuần đạt mức cao nhất trong 9 quý liên tục, ước đạt gần 510 tỷ đồng.
(VNF) - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, các ngân hàng yếu kém từng bị kiểm soát đặc biệt và mua lại với giá 0 đồng nhưng sau một thời gian vẫn không thể phục hồi, càng hoạt động càng thua lỗ. Cần để chính thị trường quyết định số phận các ngân hàng không còn hiệu quả.
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.