Thủ Đức: Từ truyền thống lịch sử lâu đời đến thành phố tương lai
Hoài Thương -
18/12/2020 21:28 (GMT+7)
Như VietnamFinance đã đưa tin, ngày 9/12/2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập TP. Thủ Đức, thuộc TP. Hồ Chí Minh. Hãy cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của thành phố đầu tiên thuộc thành phố trực thuộc trung ương này.
Việc lập TP. Thủ Đức giúp chuyển đổi và nâng tầm nền kinh tế hiện tại của TP.HCM trở thành nền kinh tế tri thức, công nghệ cao.
Nguồn gốc tên gọi Thủ Đức
Căn cứ vào các di tích và sử liệu còn ghi lại có thể xác định rằng, địa danh Thủ Đức lấy từ tên hiệu “Thủ Đức” của ông Tạ Dương Minh còn gọi là Tạ Huy, một người có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang, lập ấp khoảng những năm 1679-1725.
Tương truyền, ông Tạ Huy vốn là thủ lĩnh của thiểu số người Hoa “bài Thanh phục Minh” bị nhà Thanh truy đuổi ráo riết nên lẩn tránh, di cư sang Việt Nam, xin thần phục nhà Nguyễn và tự nguyện làm thần dân nước Việt.
Với chính sách “chiêu dân lập ấp” rộng rãi của triều đình lúc bấy giờ, ông Tạ Huy đã được thu nhận. Tại vùng Linh Chiểu Đông xưa kia, ông đã cùng một số cư dân người Việt, người Champa, người Chân Lạp khai khẩn đất hoang, mở rộng canh tác rồi lập nghiệp.
Để thuận tiện cho người dân buôn bán, ông Tạ Huy cho xây ngôi chợ lớn nằm ở vị trí đẹp, thuận tiện giao thương ở khu vực này và gọi là chợ Thủ Đức – một trong những ngôi chợ lớn và sầm uất của Sài Gòn thời bấy giờ
Hiện nay, tại thị trấn Thủ Đức vẫn còn ngôi mộ cổ của ông Tạ Huy. Mộ nằm trên gò đất cao so với các vùng xung quanh của phường Linh Chiểu, cách chợ Thủ Đức khoảng 500 mét.
Phần mộ ông Tạ Huy tọa lạc ở phía trước số nhà 19/1, đường số 10, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức
Ngôi mộ có kiến trúc theo hình voi phục với 2 vòng tường trong ngoài bao quanh. Gắn liền phần chân mộ là tấm bia đá granit khắc 37 chữ Hán với nội dung: “Mộ ông Tạ Huy, hiệu Thủ Đức, tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông nước Đại Nam. Ông mất ngày 19/6. Hương chức trong thôn lập mộ bia vào ngày lành tháng 2/1890”. Ngôi mộ này đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào năm 2007.
Lịch sử hành chính
Từ lúc còn sơ khai, địa bàn vùng đất Thủ Đức tương ứng với phần lớn huyện Ngãi An thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa. Đến thời Pháp thuộc, huyện Ngãi An (Thủ Đức) được chuyển sang thuộc tỉnh Gia Định.
Năm 1911, tỉnh Gia Định được chia thành bốn quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò Vấp và Hóc Môn. Quận Thủ Đức có 6 tổng: An Bình, An Điền, An Thành, An Thổ, An Thủy và Long Vĩnh Hạ.
Năm 1945, tổng An Thành được giải thể, các làng thuộc tổng này sáp nhập vào hai tổng An Bình và Long Vĩnh Hạ. Năm 1955, quận Thủ Đức có 5 tổng và 19 làng. Năm 1956, các làng được gọi là xã. Quận lỵ Thủ Đức đặt tại xã Linh Đông Xã, thuộc Tổng An Điền.
Từ năm 1957-1975, trải qua một quá trình giải thể và sáp nhập, quận Thủ Đức có có tất cả 15 xã trực thuộc: Tam Bình Xã, Long Bình, Long Phước Thôn, Long Thạnh Mỹ, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú, Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã, Long Trường, Tăng Nhơn Phú, Hiệp Bình Xã, Phước Bình. Lúc bấy giờ, quận Thủ Đức có diện tích vào khoảng 200 km² với dân số là 184.989 người.
Một góc chợ Thủ Đức xưa
Năm 1975, huyện Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ quận Thủ Đức cũ thời Việt Nam Cộng hòa, thuộc TP Sài Gòn – Gia Định. Chính quyền chuyển xã Linh Đông Xã thành thị trấn Thủ Đức; đổi tên năm xã: Tam Bình Xã thành Tam Bình, Long Phước Thôn thành Long Phước, Linh Xuân Thôn thành Linh Xuân, Phước Long Xã thành Phước Long và Hiệp Bình Xã thành Hiệp Bình.
Đến năm 1976, huyện Thủ Đức trở thành huyện trực thuộc TP Hồ Chí Minh. Huyện Thủ Đức nhận thêm hai xã An Khánh và Thủ Thiêm vốn là hai phường của quận 9 giải thể, nhập về.
Năm 1987, huyện Thủ Đức thành lập thêm các xã mới, nâng tổng số lên 22 xã và 1 thị trấn.
Năm 1997, huyện Thủ Đức được phân chia thành 3 quận: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức theo nghị định 03/CP của Chính Phủ ban hành ngày 6/1/1997.
Ngày 9/12/2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về việc sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập TP. Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh. Nghị quyết sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Sau khi thành lập, TP. Thủ Đức có diện tích trên 211 km2 với quy mô dân số hơn một triệu người; nằm giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, quận Bình Thạnh; tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.
TP. Thủ Đức có 34 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.
TP. Thủ Đức và khát vọng phát triển
TP. Thủ Đức là cửa ngõ phía đông của TP. Hồ Chí Minh, có nhiều tuyến đường giao thông lớn, huyết mạch kết nối trung tâm thành phố với các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Các tuyến giao thông kết nối TP. Thủ Đức với các vùng lân cận
TP. Thủ Đức được thành lập sẽ là tiền đề quan trọng để hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao của TP. Hồ Chí Minh. TP. Thủ Đức được kỳ vọng là “hạt nhân” thúc đẩy, dẫn dắt kinh tế TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo động lực mới cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế, hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp. Là đòn bẩy góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân TP. Hồ Chí Minh nói chung và TP. Thủ Đức nói riêng.
Chủ tịch UBND TP. HCM, Nguyễn Thành Phong cho biết: “ Việc thành lập TP. Thủ Đức sẽ góp phần tinh gọn bộ máy, phát huy nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. TP. Thủ Đức không chỉ là động lực phát triển kinh tế mà còn là đòn bẩy nâng cao đời sống người dân; dự kiến đóng góp 30% GDP TP. HCM và 7% GDP cả nước”.
Theo đề án của Chính phủ, TP. Thủ Đức sau khi được thành lập dự kiến sẽ hình thành tám trung tâm quan trọng của khu đô thị sáng tạo, tương tác cao.
Cụ thể là Trung tâm tài chính gắn với khu đô thị mới Thủ Thiêm; Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Trung tâm sản xuất ứng dụng công nghệ cao (khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, khu chế xuất); Trung tâm giáo dục, đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ trình độ cao (ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Fulbright, ĐH Nông Lâm và các đại học lân cận…); Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất Việt Nam; Trung tâm công nghệ sinh thái - khu vực Tam Đa và Long Phước; Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ và cảng container Cát Lái; khu đô thị cảng Trường Thọ - đô thị tương lai.
(VNF) - Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định chuyển Trung tâm thương mại Thái Dương sang Chung cư thương mại đã làm thay đổi tính chất, chức năng, quy mô... là chưa đủ căn cứ, cơ sở và không đúng quy định.
(VNF) - Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP. Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
(VNF) -Ngày 03/04, Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược triển khai các dự án bất động sản (BĐS) công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
(VNF) - Thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp và dân sinh sẽ chịu những tác động không nhỏ từ việc Mỹ áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Tập đoàn Trung Nam mong muốn dự án Golden Hills City sớm được giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
(VNF) - Báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn cho thấy thị trường bất động sản (BĐS) trong nước ngày càng quan tâm tới các tiêu chí xanh, bền vững. Một số ít dự án phát triển theo xu hướng BĐS “xanh nguyên bản”, được giới đầu tư sành sỏi quan tâm bởi sở hữu nhiều giá trị khác biệt, bắt nhịp xu hướng toàn cầu.
(VNF) - Với kế hoạch phát triển đô thị đại học cùng chiến lược đầu tư hạ tầng bài bản về nhà ở, y tế, giáo dục, Hà Nam được kỳ vọng trở thành “cánh tay nối dài” góp phần giải bài toán giãn dân và tái cấu trúc đô thị cho Thủ đô Hà Nội.
(VNF) - Thị trường bất động sản Hải Phòng trở nên sôi động với hàng loạt dự án mới chuẩn bị ra mắt. Trong số đó, chủ lực là các dự án đất nền với hàng nghìn lô sắp được tung ra bán.
(VNF) - Sự xuất hiện đồng thời của Vingroup, Ecopark với những “đại dự án” khiến không ít người đặt kỳ vọng thị trường bất động sản Long An có thể lặp lại thành công của Hưng Yên trước đó.
(VNF) - Luật Nhà ở 2023, vẫn giữ nguyên mức lợi nhuận 10% cho phần nhà ở xã hội trong khi thủ tục vô cùng phức tạp đã đẩy DN vào nhiều nguy cơ rủi ro. Điều này khiến cho đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) không được nhiều DN mặn mà.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra số 81/KL-TTCP về thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng.
(VNF) - Tiếp nối những tín hiệu tích cực về quy hoạch hạ tầng, y tế và giáo dục tại Hà Nam, ngày 31/3, hơn 1.000 chuyên viên kinh doanh nhiệt huyết đã quy tụ tại sự kiện kick-off “Kích hoạt tâm điểm sắc màu” để chào đón dòng căn hộ mới Park Residence thuộc đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City.
(VNF) - Đánh giá về việc phát triển nhà ở xã hội, TS Cấn Văn Lực cho rằng vốn không phải là vấn đề lớn. Điểm nghẽn chủ yếu nằm ở tư duy, nguồn cung và quy trình thực hiện.
(VNF) - Việc hàng loạt đại dự án xuất hiện đã làm thị trường bất động sản Long An trở nên sôi động. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra lo ngại thị trường có thể bị “bội thực” do nguồn cung quá nhiều.
(VNF) - Việc thay đổi địa giới hành chính thường đi kèm với sự điều chỉnh về quy hoạch đô thị, hệ thống hạ tầng và chính sách quản lý đất đai. Những yếu tố này có thể tạo ra những biến động đáng kể về giá cả và cơ hội đầu tư bất động sản.
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công an tỉnh chủ động kiểm tra, nắm bắt thông tin để xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo, lũng đoạn, xúi giục, kích động, gây bất ổn thị trường bất động sản.
(VNF) - Đầu tháng 2/2025, TP. Thủ Đức công bố quy hoạch chung đến năm 2040 với mục tiêu thúc đẩy kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho cả TP. HCM và vùng Đông Nam bộ. Từ đây, thị trường bất động sản (BĐS) đã có nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà bứt phá trong thời gian tới.
(VNF) - Có doanh nghiệp năm trước lãi kỷ lục, năm nay giảm kế hoạch hơn 90%; có doanh nghiệp năm trước tồi tệ nhất lịch sử, năm nay đặt mục tiêu tăng trưởng bằng lần; có doanh nghiệp tự tin tung tăng vào thời kỳ mới, lại có đơn vị lại thận trọng, co cụm vì thấy rủi ro… đó là những màu sắc đối lập khi xem xét tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 của các doanh nghiệp địa ốc.
(VNF) - Sở hữu loạt ưu thế hiếm có từ vị trí, thiết kế đến tiện ích, ngay trong sự kiện mở bán (29/3), bộ sưu tập Boutique Collection đã thu hút hàng trăm khách hàng thượng lưu tới bốc thăm quyền mua các dòng sản phẩm độc đáo, lần đầu xuất hiện tại thị trường tây Hà Nội.
(VNF) - Nam Sài Gòn tiếp tục khẳng định sức hút với lễ khởi công Essensia Parkway diễn ra vào ngày 31/3. Với quy mô giới hạn chỉ 74 căn nhà phố và biệt thự đẳng cấp tiên phong chuẩn sống Lux-Well, dự án hứa hẹn trở thành tâm điểm mới của thị trường bất động sản khu Nam.
(VNF) - Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định chuyển Trung tâm thương mại Thái Dương sang Chung cư thương mại đã làm thay đổi tính chất, chức năng, quy mô... là chưa đủ căn cứ, cơ sở và không đúng quy định.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.