'Thu hồi' Cảng Quy Nhơn: 'Loay hoay' đền bù lợi ích cho Công ty Hợp Thành

Đức Thọ - 02/06/2021 10:50 (GMT+7)

(VNF) - Tính đến thời điểm này, việc tính giá trị lợi ích hợp lệ mà Công ty Hợp Thành được hưởng chưa thể thực hiện. Cả Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VIMC) và Công ty Hợp Thành đều tắc trong việc xác định giá trị lợi ích của doanh nghiệp để đưa ra mức đền bù cụ thể.

VNF

Hợp Thành "nhờ" VIMC định giá đền bù

Sau thương vụ, VIMC bỏ ra 415,5 tỷ đồng để mua lại hơn 30,3 triệu cổ phần (75,01% vốn điều lệ Công ty CP Cảng Quy Nhơn) từ Công ty CP Khoáng sản Hợp Thành (gọi tắt là Công ty Hợp Thành) vào năm 2019. Đến nay, việc tính chi phí, giá trị lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư này trong 4 năm làm "ông chủ" Cảng Quy Nhơn hết sức nan giải.

Làm thế nào để xác định lợi ích của nhà đầu tư (từ tháng 9/2015 đến ngày 29/5/2019 (thời điểm VIMC chính thức ghi nhận quyền sở hữu 75,01% vốn điều lệ tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn theo xác định của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam)?

Để tháo gỡ nút thắt này, phía Công ty Hợp Thành đã có văn bản 48/CV-HT ngày 29/9/2020 gửi VIMC. Theo văn bản này, Công ty Hợp Thành đã thuê các đơn vị tư vấn nghiên cứu phương án xác định giá trị lợi ích hợp pháp đảm bảo có căn cứ, cơ sở pháp lý trên tinh thần hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư.

"Theo ý kiến của đơn vị tư vấn luật và đơn vị tư vấn tài chính, việc xác định giá trị lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cần được tiến hành định giá trên cơ sở các chỉ tiêu về giá trị tài sản, năng lực xếp dỡ, doanh thu, lợi nhuận, uy tín, thương hiệu và tiềm năng phát triển của cảng Quy Nhơn".

Tuy nhiên, do đây là trường hợp đặc biệt, chưa từng có tiền lệ và quy định cụ thể, nên đơn vị tư vấn gặp khó khăn, lúng túng. Các đơn vị tư vấn cũng không có năng lực chuyên môn trong quản lý điều hành cảng biển, nên càng không thể xây dựng phương pháp hợp lý nhất như kỳ vọng".

Vì thế, Công ty Hợp Thành đề nghị, với năng lực, kinh nghiệm chuyên môn đứng đầu cả nước về khai thác cảng biển, VIMC thực hiện việc xác định giá trị hợp pháp của nhà đầu tư tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch và phù hợp năng lực chuyên môn, phản ánh đúng giá trị thực tế, đặc biệt, sẽ chủ động và đẩy nhanh được tiến độ thực hiện", văn bản viết.

Trước đó, để sớm hoàn tất công tác chuyển nhượng lại Cảng Quy Nhơn về VIMC, ngày 8/3/2019, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo Bộ GTVT và các đơn vị liên quan tiếp tục khẩn trương thực hiện dứt điểm các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ nêu tại Kết luận thanh tra số 1566/KL-TTCP ngày 17/9/2018.

"Việc các bên hoàn trả cho nhau tiền, tài sản, cổ phần phải theo đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của doanh nghiệp và các bên có liên quan", Phó Thủ tướng yêu cầu.

VIMC không có trách nhiệm xác định lợi ích của Hợp Thành tại cảng Quy Nhơn

Trao đổi với VietnamFinance về vấn đề này, ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC) cho biết: Việc xác định giá trị lợi ích của Công ty Hợp Thành tại Cảng Quy Nhơn đang được triển khai trong 2 năm qua. Phía VIMC cũng đã có nhiều văn bản báo cáo tới Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp và Bộ GTVT.

"Trong đó, nêu rõ Công ty Hợp Thành phải tự xác định và đưa ra một con số nào đó về lợi ích mà họ cho rằng mình được hưởng trong thời gian điều hành cảng Quy Nhơn. VIMC không có trách nhiệm và cũng không hề có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện điều này như đề xuất của Công ty Hợp Thành", ông Tuấn nói.

Cẩu trục mới có giá 200 tỷ đồng tại cảng Quy Nhơn (do Công ty Hợp Thành đầu tư năm 2018)

Phía VIMC cũng xác nhận, hiện tại, giữa VIMC và Công ty Hợp Thành đã thống nhất một số điều khoản, trong đó có việc thuê tư vấn xác định giá trị tăng thêm mà Công ty Hợp Thành được hưởng.

Phía Công ty Hợp Thành được yêu cầu cung cấp ngay cho VIMC đầy đủ báo cáo tài chính của Công ty CP Cảng Quy Nhơn đã được kiểm toán theo quy định, các hồ sơ, tài liệu cần thiết làm cơ sở tính toán, xác định lợi ích của Công ty Hợp Thành từ khi tiếp nhận, điều hành Công ty CP Cảng Quy Nhơn đến khi chuyển giao để thực hiện việc đối chiếu và sớm đề xuất việc phân chia, thanh toán lợi ích hợp pháp, hợp lý của mình.

Thế nhưng, vấn đề là đơn vị nào sẽ thực hiện việc xác định giá trị lợi ích hợp pháp của nhà Công ty Hợp Thành? Xác định dựa trên những tiêu chí gì? Ai là người thẩm định giá trị, tính chính xác của Hợp đồng? Ngay cả khi xác định xong, chắc gì phía VIMC đã đồng ý với các tiêu chí do Công ty Hợp Thành đưa ra?

Từ những vướng mắc trên, dễ dành nhận thấy việc đền bù giá trị lợi ích cho Công ty Hợp Thành cực kỳ nan giải, đồng nghĩa với việc thương vụ chuyển cổ phần Công ty CP Cảng Quy Nhơn về VIMC chưa hoàn tất.

"Bán cảng Quy Nhơn như cho không"?

Tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tháng 11/2018, nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: "Cảng Quy Nhơn lớn như vậy, bán một cảng lớn mà như cho không". 

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1 của nhóm cảng biển Nam Trung Bộ với hệ thống 20.960m2 kho, 48.000 m2 bãi chứa container.

Cùng với đó, cảng có trụ sở làm việc 3 tầng đồ sộ, hàng chục gian nhà ở và hơn 300.000 m2 đất các loại ngay trong nội thành Quy Nhơn dưới hình thức thuê đất 50 năm hoặc giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Ngoài hạ tầng cơ sở và diện tích đất bạt ngàn, cảng Quy Nhơn còn có 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824 m, trong đó lớn nhất là cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 60.000 tấn giảm tải ra vào làm hàng. Theo nhiều chuyên gia về cảng biển, để có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 60.000 tấn, mức đầu tư xây dựng cho riêng cầu tàu này phải hơn 1.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, cảng sở hữu 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng trị giá hàng trăm tỉ đồng, như cần cẩu có sức nâng từ 7 đến 100 tấn, xe nâng, tàu lai, ô tô tải, xe xúc, xe đào, trạm cân. Trong đó, riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá trên thị trường khoảng 150 tỉ đồng.

Với khối tài sản đồ sộ như vậy nhưng trước khi cổ phần hoá, Cảng Quy Nhơn chỉ được định giá hơn 404 tỉ đồng (nên nhớ, thời điểm này, Cảng Quy Nhơn có lượng tiền mặt gần 53 tỉ đồng và chỉ nợ ngắn hạn hơn 100 tỉ đồng).

Đáng chú ý, nhiều tài sản, thiết bị của Cảng được định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Điển hình như hàng chục cần cẩu, xe cẩu, xe nâng, tàu lai chuyên dụng trị giá hàng trăm tỉ đồng nhưng chỉ được định giá... hơn 1,9 tỉ đồng.

Nhiều cựu cán bộ Cảng Quy Nhơn cho VietnamFinance hay, trong quá trình cổ phần hoá, một số doanh nghiệp đến đặt vấn đề mua toàn bộ Cảng với giá khoảng 2.000 tỷ đồng nhưng không được. Tuy nhiên, chỉ trong 2 năm (2013-2015), Công ty CP Đầu tư và Khoảng sản Hợp Thành (gọi tắt là Công ty Hợp Thành, trụ sở TP Hà Nội) ôm trọn 86,23% CP của QNP chỉ với giá 440 tỷ đồng.

 

Ông chủ của Công ty Hợp Thành là ai?

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, ông Lê Hồng Thái sinh năm 1974, thành lập Công ty TNHH Hợp Thành tại TP. Thái Bình, chuyên sản xuất xơ sợi polyester.

Đại gia này bắt đầu đi lên từ sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ, giai đoạn phát triển nhanh chóng của Hợp Thành cũng gắn liền với các đối tác trong ngành này.

Cuối tháng 9/2010, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) Trịnh Xuân Thanh ký tờ trình bầu bổ sung ông Lê Hồng Thái làm Uỷ viên HĐQT của PVC. Ông Thái là đại diện do nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và CTCP Chứng khoán Thăng Long đề cử.

Trước đó, ông Lê Hồng Thái đã có hai năm làm Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Imico (PVC-IMICO) - đơn vị thành viên của PVC.

CTCP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành - nhà đầu tư chiến lược sở hữu Cảng Quy Nhơn được ông Lê Hồng Thái thành lập năm 2007 và nhanh chóng phát triển trở thành một tập đoàn đa ngành với quy mô rất lớn.

Ông Lê Hồng Thái

Sau 6 năm hoạt động, vào thời điểm bắt đầu thâu tóm Cảng Quy Nhơn (năm 2013), Khoáng Sản Hợp Thành có tổng tài sản 2.733,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 460 tỷ đồng, nắm trong tay một loạt công ty con như Công ty Gang thép Hà Tĩnh, Công ty Sắt Vũ Quang, Công ty Hoá Cốc Hà Tĩnh, Công ty Khoáng sản Vạn Lợi Quảng Ngãi, Công ty sản xuất Sô Đa Chu Lai, Công ty Khoáng sản Miền Trung...

Cũng trong khoảng thời gian này, Khoáng sản Hợp Thành đầu tư mạnh vào mảng bất động sản với dự án 132 Nguyễn Trãi, 69 Nguyễn Du, tòa nhà văn phòng Mitec, dự án khách sạn SeaDragon tại Quảng Ninh, dự án HH3–Khu đô thị Nam An Khánh, tòa nhà văn phòng số 2 Lê Văn Lương...

Sau đó, doanh nghiệp này tiếp tục gây chú ý bằng việc mua 24,27% cổ phần cảng Vinalines Đình Vũ hay thương vụ 'sang tay' Khách sạn Daewoo cho CTCP Bông Sen.

Sau khi "sa lầy" tại Cảng Quy Nhơn, Công ty Khoáng sản Hợp Thành có vẻ đi vào thoái trào từ năm 2016-nay, với loạt dự án có quy mô từ trăm tỷ đến nghìn tỷ đình trệ, bị ngân hàng siết nợ hay bị thu hồi như Nhà máy Thép Vạn Lợi, Nhà máy sản xuất than cốc, Nhà máy sản xuất khí công nghiệp tại KCN Vũng Áng, Hà Tĩnh; Nhà máy chế biến quặng sắt tại Hoài Nhơn, Bình Định; Nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai tại Núi Thành, Quảng Nam...

 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.