Học thuật

Thu nhập chính đáng là gì? Lý luận về thu nhập của Adam Smith

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Thu nhập chính đáng (earned income) là gì? Lý luận về thu nhập của Adam Smith.

Thu nhập chính đáng là gì? Lý luận về thu nhập của Adam Smith

Thu nhập chính đáng (earned income) Thu nhập trả công cho việc đã làm. Thu nhập chính đáng nhìn chung bao gồm tiền lương, tiền công, phí, hoa hồng và lợi nhuận của người kinh doanh cá thể và hợp doanh

Thu nhập chính đáng là gì?

Thu nhập chính đáng (earned income) là thu nhập trả công cho việc đã làm. Thu nhập chính đáng nhìn chung bao gồm tiền lương, tiền công, phí, hoa hồng và lợi nhuận của người kinh doanh cá thể và hợp doanh. Thu nhập chính đáng là khái niệm do Adam Smith đưa vào lý thuyết kinh tế, được David Ricardo hoàn thiện, được các nhà Mác- xít nhấn mạnh, bị các nhà cận biên chôn vùi và phần lớn các nhà kinh tế của thế kỷ 20 bỏ qua.

Trong kinh tế học, sự phân biệt giữa thu nhập chính đáng và thu nhập không chính đáng không còn hữu ích khi mọi người nghĩ rằng tất cả các nhân tố sản xuất đều xứng đáng được nhận thu nhập. Tuy nhiên, Cục thuế nội địa Của Anh vẫn sử dụng khái niệm thu nhập chính đáng để chỉ thu nhập từ lao động và áp dụng mức thuế thấp hơn so với khoản thu nhập bị coi là không chính đáng (thu nhập từ tài sản). Ý tưởng cơ bản ở đây là khi lao động để kiếm thêm thu nhập, người ta phải hy sinh nhiều hơn trường hợp kiếm thu nhập bằng tài sản.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Lý luận về thu nhập của Adam Smith

Đây là điểm trung tâm và là cơ sở xuất phát giải quyết các vấn đề lý luận trong học thuyết kinh tế của Adam Smith:

Lý luận về tiền lương

Ông quan niệm tiền lương là một phần thu nhập của công nhân làm thuê, là một phần của sản phẩm lao động. Ông ủng hộ việc trả tiền lương cao.

Hai yếu tố quyết định đến mức tiền lương là cầu về lao động và giá cả trung bình của các tư liệu sinh hoạt, ông cũng đã phân biệt sự khác nhau giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa.

Lý luận về lợi nhuận, lợi tức

Adam Smith chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận: là một khoản khấu trừ do công nhân tạo ra là kết quả của lao động đem lại.

Về lợi tức ông cho rằng lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận, được đẻ ra từ lợi nhuận. Lợi túc của tư bản cho vay được trả bằng cách lấy vào lợi nhuận thuần tuý và do mức lợi nhuận thuần tuý quyết định.

Ông cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận như: tiền công, quy mô tư bản, lĩnh vực đầu tư, cạnh tranh, sự can thiệp của nhà nước...

Ông cũng là người chỉ ra xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận, và cho rằng tư bản đầu tư ngày càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng thấp.

Lý luận về địa tô

Adam Smith có hai luận điểm về khái niệm địa tô: một là, địa tô là khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động, hai là, địa tô là khoản tiền trả về việc sử dụng đất đai, phụ thuộc vào mức độ phì nhiêu của đất đai và việc người nông dân có khả năng trả tiền cho ruộng đất.

Về hình thức địa tô, Adam Smith đã phân biệt hai hình thái của địa tô chênh lệch I, nhưng ông lại chưa nghiên cứu địa tô chênh lệch II.

Tin mới lên