'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 24/10, một trong những chính trị gia giàu có nhất ở Westminster, ông Rishi Sunak (42 tuổi) đã trở thành tổng thống trẻ nhất của Anh Quốc trong thời hiện đại, đồng thời cũng là nhà lãnh đạo thứ ba của đất nước trong vòng chưa đầy 2 tháng. Không chỉ vậy, ông cũng là tổng thống gốc Ấn đầu tiên của Vương quốc Anh.
Ông Rishi Sunak từng là Bộ trưởng Tài chính dưới thời cựu Thủ tướng Boris Johnson cho tới tháng 7/2022, trước khi từ chức và tranh cử làm người lãnh đạo Đảng Bảo thủ và Thủ tướng Anh, tuy nhiên đã thua cuộc sít sao trước bà Liz Truss trong cuộc bầu cử hồi tháng 9 vừa qua.
Ông Rishi Sunak sinh năm 1980 trong một gia đình gốc Ấn có điều kiện. Mẹ ông từng là giám đốc của hiệu thuốc Weston Pharmacy tại Southampton, trong khi bố ông là một bác sĩ đa khoa.
Ông Sunak theo học trường dự bị Oakmount của Southampton cho đến khi trường này đóng cửa vào năm 1989. Ông Rishi cũng từng học nội trú tại Winchester College ở Hampshire, một trong những trường công lập lâu đời nhất tại Anh, và có mức học phí cho năm 2022 – 2023 là 45.936 bảng/năm.
Tân Thủ tướng Anh từng theo học Đại học Oxford và nghiên cứu triết học, chính trị và kinh tế, trước khi nhận bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Stanford ở Mỹ.
Trước khi tham gia chính trị, ông Sunak từng làm việc cho các ngân hàng và quản lý quỹ đầu cơ, bao gồm cả Goldman Sachs. Quá trình này đã giúp ông tích luỹ được khối tài sản "kếch xù".
Năm 2009, ông kết hôn với bà Akshata Murthy, con gái của tỷ phú Ấn Độ NR Narayana Murthy, người thành lập công ty Công nghệ thông tin Infosys.
Đầu năm nay, gia đình ông Sunak và bà Murthy được đưa vào danh sách những người giàu có của Sunday Times, đưa tin chi tiết về những người giàu nhất Vương quốc Anh. Theo Guardian, điều này giúp ông trở thành chính trị gia đầu tiên có tên trong bảng xếp hạng hàng năm của Sunday Times kể từ khi thành lập vào năm 1989.
Theo danh sách này, giá trị tài sản ròng của vợ chồng ông Rishi là 730 triệu bảng Anh (823,4 triệu USD), với nguồn tài sản được liệt kê là bắt nguồn từ "công nghệ và quỹ đầu cơ".
Tờ Guardian cũng cho biết ông Sunak còn sở hữu danh mục đầu tư gồm 4 bất động sản trải dài khắp thế giới và được định giá hơn 15 triệu bảng Anh.
Ông Sunak lần đầu tiên được bầu làm nghị sĩ vào năm 2015. Đến năm 2018, cựu Thủ tướng Johnson đã trao cho ông Sunak vai trò lớn đầu tiên, bổ nhiệm ông làm thư ký trưởng Bộ Tài chính vào năm 2019 và thăng chức lên Bộ trưởng Tài chính vào năm 2020.
Chẳng bao lâu sau, ông Sunak trở thành “đầu tàu” đưa nền kinh tế Vương quốc Anh vượt qua đại dịch Covid-19, khởi động các kế hoạch như “Eat Out To Help Out”.
Trong thời gian xảy ra đại dịch, ông Sunak đã đưa ra các biện pháp trị giá 400 tỷ bảng Anh (452 tỷ USD) nhằm thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm kế hoạch hào phóng, cho vay kinh doanh và giảm giá khi ăn uống tại các nhà hàng. Nhưng các kế hoạch kích thích này cũng đã phải trả một cái giá quá lớn và khiến chính phủ phải loay hoay tìm kiếm các khoản tiết kiệm.
Tháng 3/2020, ông Sunak giới thiệu một chương trình cung cấp 330 tỷ bảng Anh hỗ trợ khẩn cấp cho các doanh nghiệp, duy trì nhân viên, cung cấp các khoản trợ cấp cho người sử dụng lao động trả 80% lương cho nhân viên và chi phí việc làm mỗi tháng, lên đến tổng cộng 2.500 bảng Anh/người/tháng. Chi phí vận hành ước tính khoảng 14 tỷ bảng Anh/tháng và liên tục được gia hạn tới năm 2021.
Ngoài ra, ông Sunak cũng từng đưa ra kế hoạch chi 70 tỷ bảng để rút ngắn thời kỳ suy thoái tại Anh.
Trong thời kỳ tại nhiệm, ông Sunak đã thúc đẩy một thỏa thuận cải cách thuế, tìm cách thiết lập mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với các công ty đa quốc gia và công nghệ trực tuyến; đề xuất thuế xanh và đề xuất kinh doanh khí thải nhiên liệu hóa thạch nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải; thúc đẩy một luật mới mở đường cho stablecoin và NTF.
Ông Rishi Sunak được đánh giá là một Bộ trưởng Tài chính có nhiều thành tựu trong 2 năm tại nhiệm, trước khi bất đồng quan điểm với cựu Thủ tướng Johnson và từ chức vào tháng 7/2022. Màn từ chức gây xôn xao đã khiến cựu Bộ trưởng Tài chính và cựu Thủ tướng Anh “từ bạn thành thù”, khi ông Johnson cho rằng ông Sunak đã “phản bội” và khiến con đường chính trị của mình sụp đổ.
Sau khi chính thức trở thành Thủ tướng Anh, ông Rishi Sunak sẽ phải đối mặt với nhiều bài toán khó, khi quốc gia đang trong tình trạng bất ổn cả về kinh tế lẫn chính trị.
Vương quốc Anh đang ở giữa cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt sâu sắc và bất bình đẳng tăng cao. Thị trường tài chính vẫn còn hoang mang sau những sai lầm chính sách kinh tế của bà Truss.
Chris Williamson, chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: “Sự bất ổn chính trị và kinh tế gia tăng đã khiến hoạt động kinh doanh tại Anh giảm với tốc độ chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, nếu không tính đến những tháng bế tắc đại dịch”.
Đảng Bảo thủ, vốn không được lòng dân sau 12 năm cầm quyền, đã rơi vào tình trạng hoàn toàn hỗn loạn trong 4 tháng qua và hiện đang đứng sau đảng Lao động đối lập trong các cuộc thăm dò dư luận.
Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi trở thành Thủ tướng, ông Rishi thừa nhận Vương quốc Anh đang đối mặt với “thách thức kinh tế sâu sắc” và hứa hẹn sẽ kết nối đảng của mình với đất nước, tạo ra sự thống nhất và ổn định để vượt qua các thách thức.
Hiện chưa rõ ông Sunak sẽ sử dụng những biện pháp cụ thể nào để vực dậy nền kinh tế Anh, hay sẽ một lần nữa “thay máu” Bộ Tài chính. Trong khi đó, tân Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt dự kiến sẽ đưa ra các chính sách tài khoá mới vào ngày 31/10.
Xem thêm >> Đối thủ rút lui vào phút chót, ông Rishi Sunak trở thành tân Thủ tướng Anh
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.