Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Việt Nam sẽ phê chuẩn TPP-11 vào tháng 11'
Hoàng Lan -
07/10/2018 12:13 (GMT+7)
(VNF) - Việt Nam có thể sẽ phê chuẩn Hiệp định thương mại đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) trong một phiên họp quốc hội kết thúc vào tháng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với Nikkei hôm 6/10.
Hiệp định này sẽ giúp "phát huy tối đa tiềm năng kinh tế và tiềm năng thương mại tiềm ẩn" của Việt Nam, Thủ tướng Phúc cho biết trong văn phòng của mình tại thủ đô của Việt Nam, trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mekong-Nhật Bản tại Tokyo.
Để TPP-11 có hiệu lực, phải có ít nhất 6 quốc gia thành viên phê chuẩn. Sau Mexico, Nhật Bản và Singapore, Việt Nam là quốc gia thứ 4 sẽ phê chuẩn hiệp định này.
Ngoài 4 quốc gia kể trên, có 7 nước khác tham gia TPP- 11 là Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, New Zealand và Peru.
Ban đầu, Mỹ cũng tham gia thỏa thuận thương mại này. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2017, và 11 thành viên còn lại đã đưa ra một thỏa thuận mới.
Các thành viên của TPP-11 dự định sẽ phê duyệt những quốc gia tiềm năng khác vào thoả thuận thương mại này ngay trong năm tới. Các nước như Thái Lan và Indonesia đang bày tỏ sự quan tâm tới TPP-11.
Thủ tướng Phúc cho biết chính phủ Việt Nam "hoan nghênh việc bổ sung các thành viên mới", hy vọng 11 nước hiện tại có thể liên kết chặt chẽ và sau đó "cùng nỗ lực hướng tới sự phê chuẩn cuối cùng."
Ông Phúc cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế khi đề cập tới hoạt động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông. Ông cho rằng "hành động là cần thiết để tránh làm phức tạp hơn nữa tình hình."
Vụ va chạm giữa một tàu chiến Trung Quốc với một tàu Hải quân Mỹ xảy ra ngày 30/9 đã dấy lên lo ngại về một cuộc đối đầu.
Cuối cùng, Thủ tướng Phúc kêu gọi Nhật Bản "đóng góp tích cực" để duy trì hòa bình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone