Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Một cán bộ ở Chi cục Thuế quận Bình Thạnh cho biết để tính đúng giá trị kê khai trong hợp đồng mua bán bất động sản, cơ quan thuế dựa vào 3 nguồn dữ liệu chính gồm: lịch sử giao dịch được kê khai trong thời gian gần nhất; số hồ sơ đã kê khai và nộp tại cơ quan thuế của các bất động sản có vị trí tương đồng; tra cứu giá phê duyệt của UBND thành phố đối với các dự án, hoặc giá đền bù thực tế của nhà nước, giá trên các website giao dịch.
Tuy nhiên, theo phản ánh từ nhiều người dân thì không phải chi cục thuế nào cũng làm giống nhau ở cách “xác định giá đúng” nên việc giải quyết hồ sơ bị kéo dài, nhiều hồ sơ người dân kêu oan vì bị áp giá sai.
Ông Nguyễn Tường (ngụ tại quận 5, TP. HCM) do tuổi cao sức yếu, công việc sau dịch khó khăn nên quyết định bán căn nhà mặt tiền trị giá 11 tỷ đồng để chia cho 5 người con. Ông cùng các con đến Chi cục Thuế quận 5 để nộp thuế cho bộ hồ sơ sang nhượng sổ đỏ thì được một cán bộ trả lại với lý do bán thấp hơn giá thị trường, cần kê khai giá ít nhất 13 tỷ đồng và làm lại hợp đồng mua bán công chứng thì mới sang nhượng được.
Ông Tường mệt mỏi tìm mọi cách chứng minh mình ghi đúng giá bán, thậm chí yêu cầu cả công an khu vực ký làm chứng mà cơ quan thuế không chịu, vậy là đã 2 tháng nay, giao dịch vẫn “treo”.
Chị Hà Thị Bình ở quận 10, TP. HCM cho biết chị bán căn nhà vào thời điểm tháng 4/2022 với giá 3,8 tỷ đồng do quá kẹt tiền vay ngân hàng. Chị đến Chi cục Thuế quận 10 để nộp hồ sơ đóng thuế bán căn nhà và 7 ngày sau quay lại để nhận kết quả thì được thông báo hồ sơ không được duyệt do kê khai giá bán nhà thấp hơn giá thực tế.
Theo cán bộ thuế, căn nhà trên phải có giá ít nhất 4,8 tỷ đồng. Chị Hà không chịu: “Vì kẹt tiền tôi chấp nhận bán rẻ, nay lại còn chịu thêm phần thuế tốn kém hơn thực tế lẽ ra phải trả, tôi muốn chứng minh là tôi đúng”, chị Bình nói.
Nhiều người bán nhà cũng lâm vào tình cảnh như chị Bình, sau khi nộp hồ sơ tới cả tháng mới nhận được văn bản trả lời của Chi cục Thuế với nội dung “do giá mua bán ghi trên hợp đồng chưa phù hợp nên hồ sơ đang được chi cục thuế lập thủ tục xác minh giá chuyển nhượng trên thị trường". Nhiều người nêu lý do vì sao bán giá thấp và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng vẫn không được chấp thuận.
Có người nhờ cả hàng xóm hay lãnh đạo cơ quan làm chứng. Thậm chí tiền từ bán nhà giao dịch qua ngân hàng cũng được mang ra để chứng minh giá bán đã đúng thực tế nhưng chi cục thuế không chịu.
Không ít mâu thuẫn đã nảy sinh giữa cán bộ và thuế người bán nhà. Cũng từ đó, không ít tiêu cực, nhũng nhiễu xảy ra. Nhiều nơi, người bán nhà nếu không “biết điều” thì bị ngâm hồ sơ chưa biết bao giờ mới xong.
Thị trường bất động sản luôn luôn cần những dòng tài chính luân chuyển nhanh và lành mạnh. Ách tắc trong giao dịch mua bán bất động sản đã hạn chế rất nhiều sự phát triển của thị trường, gây khó khăn cho chủ đầu tư dự án, người dân và thất thu cho cả nhà nước. “Tôi rất muốn mua nhanh một căn hộ mới mở bán ở TP. Thủ Đức, nhưng do giao dịch bán căn nhà cũ không giải quyết xong về thuế thì đành chịu”, ông An nhà ở quận 4, TP. HCM cho biết.
Giám đốc một công ty chuyên phát triển các dự án cao ốc, chung cư cho biết, dòng tiền trong dân mới là dòng tài chính bền vững cho các chủ đầu tư. Dân không bán được đất đai, nhà ở cũ thì làm sao dám mua sản phẩm mới. Thị trường chậm lại, đóng băng thì kéo theo cả sự tụt dốc của các công ty xây dựng, ngành vật liệu xây dưng, ngành nội thất và nhiều khâu liên quan, kéo theo sự trì trệ của nền kinh tế.
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đã có báo cáo UBND TP. HCM một số nội dung liên quan chống thất thu trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn. Theo đó, việc liên thông chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ thuế của người mua bán nhà giữa các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai với các Chi cục Thuế quận, huyện, TP. Thủ Đức hiện nay còn nhiều bất cập. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính chậm chạp. Chỉ trong 6 tháng đầu năm mà có tới 50% hồ sơ bị quá thời hạn chuyển nhượng phải nằm chờ.
Từ giữa tháng 4, Cục Thuế TP. HCM đã yêu cầu các chi cục thuế không được gây khó khăn, phiền hà cho người nộp thuế, không được trả hồ sơ, ngâm hồ sơ. Các trường hợp cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế giải trình phải có thư mời, khi làm việc phải lập biên bản ghi nhận sự việc và kèm tài liệu chứng minh làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý ấn định thuế, kiểm soát sau (đối chiếu ngân hàng, phối hợp phòng công chứng, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai), tránh làm chậm trễ hồ sơ.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, không thể giải quyết thực trạng trên bằng mệnh lệnh hành chính. Chừng nào còn chưa có cơ sở tính toán khoa học thì chừng đó vẫn còn xảy ra mâu thuẫn giữa cơ quan thuế và người dân. Và với những dự án lớn hơn thì vẫn dễ xảy ra chuyện “đi đêm” giữa chủ đầu tư với cán bộ thuế để trốn thuế.
Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể giải quyết thực trạng thu thuế bằng mệnh lệnh hành chính
Do vậy cần phải xây dựng bảng giá đất chuẩn, sát thị trường để tạo thuận lợi cho cơ quan thuế có căn cứ để xác định giá trong hợp đồng có chênh lệch hay không so với giá thật. Bảng giá đất này có thể thuê các đơn vị định giá độc lập thực hiện, cùng với đó là tham khảo giá từ ngân hàng để có dữ liệu chuẩn.
Để việc quản lý giá tốt hơn, cũng cần có giải pháp căn cơ hơn là phải xây dựng trung tâm dữ liệu số quốc gia về giá bất động sản và cập nhật thường xuyên để làm cơ sở tham khảo giá. Trong lúc chờ dữ liệu quốc gia, các địa phương như TP. HCM có thể xây dựng dữ liệu cho địa phương.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.