Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Một thuở vàng son
Xe đạp Thống Nhất được sản xuất bởi công ty TNHH MTV Thống Nhất, tiền thân là nhà máy xe đạp Thống Nhất, được thành lập vào ngày 30/6/1960. Lúc mới thành lập Công ty có địa chỉ tại 10B phố Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, một trong những con phố trung tâm sầm uất nhất của Thủ đô Hà Nội. Sau đó, để mở rộng sản xuất, Công ty được Thành phố giao tiếp quản thêm cơ sở 198B Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Ở miền Bắc thời kỳ bao cấp, xe đạp là một tài sản cực kỳ lớn, là phương tiện đi lại duy nhất của đại đa số người dân. Khi ấy, nếu gia đình nào sở hữu cho mình chiếc xe đạp, mà lại là xe đạp Thống Nhất thì đó chắc chắn là gia đình khá giả. Một chiếc xe đạp Thống Nhất có giá lên tới nửa cây vàng lúc bấy giờ, một số tiền quá lớn đối với mức thu nhập của nhiều gia đình Việt Nam những năm tháng đó.
Xe đạp Thống Nhất trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Nhà máy được thành lập năm 1960 thì năm 1965, nhà nước ra quyết định phân phối xe đạp giá cung cấp, trong đời một cán bộ, công nhân viên được mua một chiếc. Ai được phân phối sẽ kèm theo một sổ mua phụ tùng. Quyết định là vậy nhưng một năm, xí nghiệp hàng trăm người cũng chỉ được phân phối chưa đến mười chiếc. Có người được phân phối chiếc xe Thống Nhất, quý đến mức không dám đi, về treo xe lên trong nhà, hai bánh không để chạm đất, thỉnh thoảng ngồi ngắm và quay bàn đạp nghe tiếng xích líp kêu.
Nguyên nhân khiến xe đạp Thống Nhất được quý như vậy là do xe được sản xuất kỹ đến từng chi tiết, chất lượng của hãng không thua kém gì những chiếc xe nhập khẩu từ Châu Âu hay Nhật Bản. Nhiều chiếc xe đạp đã trải qua 60 năm cùng nhiều lần thay thế phụ tùng bảo dưỡng nhưng khung xe vẫn còn nguyện vẹn, không cần sửa chữa.
Thời kỳ đó, xe đạp bắt buộc phải có số khung và thẻ đăng ký, luôn mang theo như giấy đăng ký xe máy thời điểm hiện nay.
Xe đạp Thống Nhất ra đời từ trong chiến tranh chống Mỹ nên nó đi vào cả chiến trường với biệt danh "con ngựa sắt". Chiếc xe đã vượt mưa bom bão đạn đem gạo, muối, thuốc men… ra tiền tuyến góp phần không nhỏ vào chiến thắng của dân tộc. Dường như tên gọi Thống Nhất cũng là để nhằm gửi gắm mong ước về một ngày đất nước hòa bình, độc lập.
Những năm 60-70, xe đạp Thống Nhất là niềm mơ ước của nhiều người, thậm chí còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước. Thương hiệu đã đi vào lòng người Việt đúng như khẩu hiệu của công ty "Nghĩ đến xe đạp, nghĩ về Thống Nhất".
Đánh vào chất lượng, cũng như định vị mình là dòng xe cao cấp, chính là phương thức truyền thông lúc bấy giờ của xe đạp Thống Nhất. Chính cách làm này đã khiến cho hãng có một thời kỳ vẻ vang về doanh thu cũng như danh tiếng.
Thế nhưng, việc mở cửa kinh tế cũng như sự thay đổi khi xe máy dần trở thành phương tiện phổ biến hơn, khiến xe đạp Thống Nhất không còn được coi trọng như trước nữa.
Nỗ lực tìm lại chỗ đứng
Sau khi cổ phần hóa vào năm 2017, Công ty Cổ phần Thống Nhất Hà Nội đã “thay da đổi thịt” từ quy trình quản lý đến sản xuất. Công ty đã đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao, để người lao động yên tâm cống hiến, sáng tạo ra những chiếc xe Việt đẹp về thẩm mỹ, giá cả phù hợp, bền vững với thời gian.
Với quyết tâm xây dựng và củng cố thương hiệu, ban lãnh đạo công ty đã tập trung đổi mới công nghệ sản xuất phụ tùng, xe đạp hiện đại nhằm rút ngắn khoảng cách về công nghệ so với sản phẩm nhập ngoại. Chỉ tính riêng trong vài năm gần đây, công ty đã mạnh tay chi hàng triệu USD mua sắm thiết bị, công nghệ từ châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).
Đến nay, công ty đã có hai nhà máy, một tại Thanh Liệt (Thanh Trì) và một tại Cầu Diễn (Từ Liêm - Hà Nội) được đầu tư mới, trang bị đồng bộ các hệ thống thiết bị, công nghệ cho phép sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Việc lựa chọn công nghệ mới, đầu tư thiết bị hiện đại đã tạo nên năng lực lớn hơn cả về năng suất và chất lượng. Xe đạp Thống Nhất có khả năng chế tạo, lắp ráp hơn 100 cỡ loại xe đạp từ thông dụng đến cấu tạo phức tạp, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chất lượng xe đạp đáp ứng tốt cho thị trường bậc trung cấp với giá phổ thông 3 triệu đồng/ một xe.
Ngoài ra, những nghiên cứu thị trường thường xuyên và có hệ thống giúp Thống Nhất nắm được mong muốn của khách hàng để cải tiến, hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu khác nhau của khách hàng.
Hiện nay xe đạp Thống Nhất có hơn 500 đại lý tại thị trường nội địa. Những xe đạp khung gấp, xe đạp thể thao, xe có giảm xóc, có may-ơ số chuyển đổi tốc độ… tiếp tục được tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước, khẳng định sức sống 60 năm qua của xe đạp Thống Nhất, đưa doanh nghiệp này lên vị trí đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xe đạp tại Việt Nam.
Không những thế, thương hiệu Thống Nhất đã được biết đến ở khắp các châu lục, từ các nước công nghiệp phát triển nhất như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, đến Malaysia, Singapore… Tại các thị trường này, công ty đã rất nhanh nhạy sản xuất các loại xe may-ơ nhiều số, xe có cỡ bánh lớn 660-700mm hoàn toàn thích hợp với khổ người cao lớn và sở thích đi xe đạp leo núi của người bản địa.
Đến nay, dù sức sống của thương hiệu không còn được như xưa nhưng xe đạp Thống Nhất vẫn dẫn đầu sản xuất và kinh doanh xe đạp trong nước. Xe đạp Thống Nhất ngày nay còn có thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao và kiểu dáng hiện đại.
Tuy nhiên, có một thực tế không thể chối cãi, trên thị trường Việt Nam, xe đạp, xe đạp điện xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan chiếm tới 80% thị phần, với kiểu dáng, màu sắc đa dạng.
Với mức độ cạnh tranh quá gay gắt, lợi nhuận quá thấp của thị trường xe đạp, Thống Nhất giờ đã phải mở rộng ngành nghề kinh doanh mới.
Cụ thể, doanh nghiệp góp 45% vốn vào Công ty TNHH VIHA Thống Nhất chuyên sản xuất đồ nội thất xuất khẩu.
Đặc biệt, với lợi thế sở hữu và có hợp đồng thuê gần 30.000m2 “đất vàng” ở Hà Nội nên dù được biết đến như một thương hiệu “vàng son” của xe đạp, nhưng thời điểm hiện tại, Công ty Thống Nhất lại đang tập trung phối hợp với các đối tác thực hiện các dự án bất động sản.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.