Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UpCOM: MPC) cho hay, việc áp dụng sản xuất “3 tại chỗ” khiến công suất hoạt động các nhà máy của Minh Phú tại Cà Mau, Hậu Giang sụt giảm mạnh, chỉ đạt 25% công suất. Do công ty chuyển sang sản xuất tôm cỡ lớn, nên sản lượng được cải thiện, đạt được khoảng 50%. Tuy vậy, trong tháng 8/2021, sản lượng và giá trị xuất khẩu của Tập đoàn vẫn giảm lần lượt 30% và 17% so với cùng kỳ năm 2020.
Do kết quả kinh doanh tốt 6 tháng đầu năm, lũy kế 8 tháng, sản lượng và giá trị xuất khẩu của Minh Phú vẫn tăng lần lượt khoảng 10% và 19% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo lãnh đạo Minh Phú, hiện nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường thế giới là rất lớn do bắt đầu mùa lễ hội cuối năm. Số lượng hợp đồng mà Tập đoàn ký kết với đối tác 4 tháng cuối năm rất nhiều. Hơn thế nữa, giá tôm thế giới cũng liên tục tăng do thiếu hụt nguồn cung từ Ấn Độ và Indonesia - những nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
“Từ nay đến tháng 11/2021, nếu có nguyên liệu sẽ xuất bán rất tốt vào dịp Noel cho thị trường châu Âu, Mỹ. Nếu qua tháng 11 thì chỉ có thể bán cho thị trường châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc”, ông Quang nói.
Mặc dù thị trường thuận lợi, song Minh Phú chỉ dám ký hợp đồng tương ứng với 50 - 70% công suất chế biến do sợ không thể đáp ứng đơn hàng. Ngoài công suất sụt giảm do phải thực hiện “3 tại chỗ”, Minh Phú đang phải đố mặt với nỗi lo thiếu nguyên liệu thời gian tới.
Hiện nay, rất nhiều địa phương nuôi tôm trọng điểm tại ĐBSCL bước vào cao điểm thu hoạch, song các nhà máy giảm lượng thu mua, khâu vận chuyển bị đứt gãy. Giá tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh từ 10.000 - 25.000 đồng/kg. Thực tế này đã khiến nông dân e ngại tái đầu tư thả nuôi, khiến khả năng thiếu nguyên liệu trong tương lai là hiện hữu.
Hiện nay, Minh Phú đang khuyến cáo người nuôi nên nuôi tôm lớn bằng việc thả nuôi mật độ thưa (100-120 con/m2). Việc nuôi tôm to sẽ có lợi cho cả người bán và người nuôi nhờ tôm to giữ giá hơn, đồng thời nhà máy cũng tiêu thụ dễ dàng hơn, phù hợp trong giai đoạn doanh nghiệp cần tăng công suất chế biến.
Năm nay, Minh Phú đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.092 tỷ đồng, gấp đôi năm 2020 và cũng là mức cao kỷ lục nhất từ khi thành lập tới nay. Công ty cũng đặt mục tiêu chia cổ tức năm 2021 ở mức 50-70% cho cổ đông.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng hợp nhất soán xét vừa được công bố, lũy kế 6 tháng đầu năm, Minh Phú đạt doanh thu thuần 6.102 tỷ đồng, lãi sau thuế 276 tỷ đồng, lần lượt tăng 9% và 19% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực tăng trưởng của Minh Phú đến từ thị trường châu Âu (tăng gấp đôi so với cùng kỳ). Trong khi đó, thị trường Bắc Mỹ dẫn đầu về doanh thu, song giảm mạnh so với cùng kỳ, do cạnh tranh gay gắt từ tôm Ecuador (giá tôm rẻ hơn Việt Nam). Xuất khẩu tôm sang Nhật cũng giảm.
Năm 2021, Minh Phú đặt mục tiêu doanh thu 15.774 tỷ đồng, như vậy sau 6 tháng đầu năm, công ty mới thực hiện 38,6% mục tiêu doanh thu và 25% mục tiêu lợi nhuận cả năm. Mặc dù xuất khẩu 4 tháng cuối năm tăng mạnh, song khả năng năm nay công ty cũng khó hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.
Nếu khả năng này xảy ra, năm nay sẽ là năm thứ tư liên tiếp Minh Phú không hoàn thành mục tiêu lợi nhuận từ khi quay trở lại sàn chứng khoán. Trước đó, năm 2015, Minh Phú tự nguyện rời sàn HoSE do muốn tìm đối tác chiến lược. Năm 2017, doanh nghiệp này trở lại sàn chứng khoán với lợi nhuận trong năm đạt 714 tỷ đồng, tăng 772% so với năm 2016, trở thành doanh nghiệp có mức sinh lời cao của thị trường chứng khoán với EPS đạt 9.382 đồng.
Tuy nhiên, 3 năm sau đó là 2018, 2019 và năm 2020, Minh Phú đều không hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Ông Lê Văn Quang lý giải, nguyên nhân khiến công ty không hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm 2019-2020 là do công ty con (MSeafood) bị Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ kết luận vi phạm lệnh thuế chống bán phá giá (gian lận nhập khẩu tôm Ấn Độ bán cho Mỹ).
Để dồn sức vào vụ kiện, Minh Phú đã bỏ ra số tiền lớn để thuê luật sư, tạm ngừng sản xuất để đấu tranh với vụ kiện. Sau một thời gian kháng cáo, đến giữa tháng 2/2021, phía Mỹ đã hủy bỏ kết luận trên và hoàn lại khoản thuế bán phá giá 336 tỷ đồng mà công ty đã nộp (khoản tiền này được ghi nhận trong hạng mục các khoản phải thu ngắn hạn trong báo cáo tài chính quý II/2021 của Minh Phú).
Tính tới 30/6/2021, tổng tài sản của Minh Phú đạt hơn 9.900 tỷ đồng, tăng khoảng 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho đạt 4.232 tỷ đồng, tăng gần 40% so với đầu năm và chiếm gần 43% tổng tài sản. Việc gia tăng hàng tồn kho là để chuẩn bị cho mùa tiêu thụ cao điểm 6 tháng cuối năm.
Một trong những điểm cần lưu ý của Minh Phú nửa đầu năm là chi phí bán hàng tăng mạnh, trong đó riêng chi phí vận chuyển tăng gần gấp đôi. Đây cũng là một trong những khó khăn của công ty thời gian tới: thừa hợp đồng nhưng thiếu container, giá cước vận tải biển tăng cao. Tại ĐHĐCĐ năm 2021, lãnh đạo Minh Phú khẳng định, công ty sẽ tìm mọi cách để tăng tốc xuất khẩu trong mùa cao điểm tiêu thụ tôm cuối năm.
“Chúng tôi sẽ làm việc thêm với các hãng tàu mới, nhỏ hơn và chấp nhận giá cước tàu cao để bán kịp cho khách hàng”, ông Quang cho biết.
Trên thị trường, cổ phiếu MPC của Minh Phú tăng hơn 37% kể từ đầu năm, giá trị vốn hóa tăng hơn 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với một số mã cổ phiếu thủy sản khác, cổ phiếu MPC có mức tăng chậm hơn.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.