'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hàng loạt đồng tiền ảo đã du nhập vào Việt Nam từ năm 2014 như Bitcoin, Onecoin, ILCOIN, Gemcoin, Octa… Cùng với đó, mô hình kinh doanh tiền ảo đa cấp cũng xuất hiện, kéo theo rất nhiều hậu quả.
Vài năm trở lại đây, tại Việt Nam xuất hiện nhiều tổ chức, công ty đa cấp lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách đánh vào lòng tham của con người, mời chào, dụ dỗ họ với những con số lãi "khủng".
Khi tham gia mô hình này người trước sẽ ăn lãi từ người sau bằng cách mời họ đầu tư giống mình, vì thế mời càng được nhiều người tham gia thì sẽ càng được nhiều tiền mà các công ty đa cấp vẽ ra.
Nguồn tin từ PC50 - Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao cho biết, đa số những người "dính bẫy" lừa đảo bởi vì tin tưởng đầu tư tiền ảo sẽ mang được tiền thật về. Nhiều người đã nảy sinh lòng tham, tham gia đầu tư nhiều tiền.
Khi số tiền trong mã tài khoản "ảo" thâu tóm được nhiều nạn nhân và đạt tới số tiền nhất định, "nhà cái" sẽ đánh sập và chiếm đoạt số tiền "ảo" đã đầu tư, tức là chiếm mã tài khoản khiến cho người có mã không đăng nhập được nữa.
Trong những năm gần đây, việc nở rộ các hình thức kinh doanh tiền ảo, nhất là đồng Bitcoin đã thu hút hàng nghìn người tham gia. Thậm chí, xuất hiện cả sàn giao dịch Bitcoin như những sàn giao dịch bất động sản hay các sàn chứng khoán khác. Người tham gia "đào" Bitcoin chủ yếu là những người trẻ, có kiến thức nhất định về công nghệ, máy tính.
Tuy nhiên, khác với các hình thức giao dịch qua sàn khác như chứng khoán hoặc bất động sản, hiện nay hành lang pháp lý đối với các giao dịch, hoạt động về Bitcoin chưa có khiến người dân, nhà đầu tư có thể đối mặt rất nhiều rủi ro.
Trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội tại Việt Nam, các đồng tiền điện tử được quảng cáo rầm rộ, ví dụ như đồng tiền điện tử Onecoin được quảng cáo với những slogan hấp dẫn như "Onecoin Việt Nam - nơi hội tụ triệu phú", "cơ hội trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng", hay "cơ hội đầu tư làm giàu thông minh"…
Những diễn đàn này đã vẽ ra cho các nhà đầu tư một viễn cảnh về xu thế mới của đồng tiền điện tử trong kinh doanh thời đại Internet và khẳng định, từ đầu năm 2015, đồng tiền điện tử Onecoin ra đời tiếp nối sự thành công của đồng Bitcoin.
Theo quảng cáo của những tư vấn viên, giá trị của Onecoin mà nhà đầu tư được hưởng cao hơn nhiều số tiền thật bỏ ra. Không chỉ có thế, giá Onecoin sẽ tăng từ mức dưới 1 euro/coin lên 50 -100 USD/coin trong vài ba năm tới, nên chả mấy chốc, nhà đầu tư sẽ 1 lãi 10, thậm chí lãi 100 số tiền bỏ ra.
"Đầu tư 5.000 euro, tức gần 150 triệu đồng từ tháng 4/2015, tới tháng 1/2016 bạn sẽ được 1-2 tỉ đồng, tháng 1/2017 bạn được 3-4 tỉ đồng, tháng 1/2018 bạn sẽ được 10-15 tỉ đồng", một trong những lời giới thiệu đầu tư vào Onecoin đầy hấp dẫn.
Năm 2016, hàng trăm hộ dân ở Gia Lai đã gửi đơn tố cáo gửi lên cơ quan điều tra về việc góp vốn vào sàn giao dịch fxmt4.us của "Ngân hàng cộng đồng Bitcoin", nhưng sàn này đột ngột đóng cửa, khiến hàng chục tỷ đồng của người dân có nguy cơ mất trắng.
Để dụ dỗ người dân tham gia, các đối tượng lừa đảo đưa ra mức lợi nhuận lên đến 144% mỗi tháng. Không những thế, chúng còn đưa ra các mức hoa hồng tăng dần theo kiểu đa cấp mỗi khi người tham gia giới thiệu thêm người mới.
Giữa tháng 11/2016, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) Công an TP.Hà Nội đã nhận được gần 20 đơn thư của bị hại bị lừa đảo, chiếm đoạt gần 30 tỷ đồng thông qua hình thức huy động vốn đầu tư tiền "ảo" Bitcoin.
Thêm vào đó, cơ quan chức năng cũng liên tục nhận được phản ảnh về việc nhiều nạn nhân tố cáo bị lừa đảo hàng chục tỷ đồng thông qua đầu tư tiền ảo tại Hà Nội, Gia Lai, Đồng Nai.
Quá trình điều tra, C50–Bộ Công an phối hợp Công an tỉnh Đồng Nai đã triệt phá đường dây huy động vốn công nghệ cao với số tiền chiếm đoạt lên đến 140 tỷ đồng, đồng thời bắt giữ đối tượng cầm đầu Nguyễn Minh Phương (39 tuổi, trú tại TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai), cùng hai đồng phạm.
Tại Việt Nam, từ ngày 27/2/2014, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản khẳng định không thừa nhận bitcoin là phương tiện thanh toán và cảnh báo nhà đầu tư sẽ không được pháp luật bảo vệ, nếu giao dịch bitcoin.
TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc ngân hàng nhà nước cũng cho rằng, việc cộng đồng nhà đầu tư thành lập các câu lạc bộ hay hiệp hội bitcoin thì không có vấn đề gì, song thành lập sàn giao dịch bitcoin thì cần phải xử lý nghiêm.
Công an khuyến cáo người dân không nên tham gia giao dịch, thanh toán tiền ảo trên mạng Internet không thông qua hệ thống tổ chức tín dụng, tránh trở thành nạn nhân của tội phạm. Người tham gia giao dịch, thanh toán tiền điện tử nếu gặp rủi ro hoặc xảy ra tranh chấp sẽ không được pháp luật bảo vệ, thậm chí còn liên đới chịu trách khi giao dịch với tội phạm.
Trước sự phát triển nhanh chóng của tiền điện tử, một số quốc gia đã sớm bổ sung các quy định liên quan đến loại tiền này. Tại Việt Nam, theo lãnh đạo Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), văn bản về tiền điện tử sẽ sớm được ban hành trước năm 2020.
Cũng giống như truyện cổ tích, các đồng tiền ảo có lẽ sẽ tiếp tục tồn tại miễn là vẫn có người tin và sử dụng chúng.
Câu hỏi là, sau bao nhiêu lần mất tiền thì những tín đồ Bitcoin mới từ bỏ đồng tiền này? Câu trả lời có lẽ là "Còn phải rất lâu nữa". Có quá nhiều người đang mải mê và tận tâm đi theo Bitcoin với hi vọng rằng đồng tiền ảo này sẽ thực sự lớn mạnh. Do đó, có lẽ Bitcoin sẽ chỉ chết khi những người này phải "ra đê mà ở".
Thế nhưng, thực tế, các loại tiền điện tử rất có thể là một xu thế khó tránh trong cuộc cách mạng công nghệ số. Đơn cử, đồng Bitcoin dù không được Ngân hàng Nhà nước công nhận, song trên thế giới, đồng tiền này đã được nhiều quốc gia, tập đoàn danh tiếng chấp nhận. Tổng giá trị vốn hóa toàn cầu của Bitcoin đã lên tới trên 60 tỷ USD.
Như vậy, bất chấp việc bị từ chối, sàn bitcoin vẫn tuyên bố thành lập theo tư duy "làm những gì pháp luật không cấm". Vậy thực chất, việc lập sàn này có hợp pháp và văn bản pháp luật nào sẽ điều chỉnh? Trên thế giới, câu chuyện sàn ảo bitcoin được thành lập hợp pháp, có uy tín và thâm niên giao dịch lâu dài như Mt.Gox bỗng dưng biến mất đã khiến nhà đầu tư lao đao, cộng đồng tài chính rúng động.
Phải nói thêm rằng Mt.Gox là một trong những sàn giao dịch tiền ảo bitcoin đầu tiên và lớn nhất trên thế giới. Sàn này là nơi đồng bitcoin được giao dịch với các đồng tiền thật như USD, EUR...
Bình luận về việc này, các chuyên gia kinh tế cho rằng việc thành lập các sàn giao dịch bitcoin, các trang web mua bán bitcoin không được pháp luật thừa nhận có thể là hình thức lừa đảo mới. Bởi, nếu sàn giao dịch đổ vỡ, nhà đầu tư sẽ bị mất trắng giống như trường hợp sập sàn Mt. Gox.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tháng 8/2018 hoàn thành rà soát, nghiên cứu, đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử trình Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Thủ tướng cũng giao các Bộ: Tư Pháp, Tài chính rà soát, nghiên cứu và ban hành các văn bản cũng như sửa đổi bổ sung các luật liên quan đến tiền ảo, tài sản ảo.
Riêng với Bộ Công an, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ này chủ trì nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự về gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm khác liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo vào tháng 9/2019.
Đây được coi là tín hiệu mở đường rất tích cực cho cộng đồng bitcoin nói riêng và cộng động tiền ảo nói chung, đưa tiền ảo trở thành loại hình tài chính hợp pháp và có sự quản lý của các cơ quan chức năng, hạn chế tình trạng lừa đảo khi chơi tiền ảo.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.