'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
TS Nguyễn Đức Kiên: "Thực hiện theo quan điểm mỗi gia đình phải mua được 1 căn hộ là điều khó khả thi".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, hiện nay, chúng ta thường nói ưu thế cạnh tranh quốc gia là có một đội ngũ người lao động trẻ, tiền công lao động thấp thì việc tiếp tục thực hiện chính sách mua bán nhà ở và thực hiện theo quan điểm mỗi gia đình phải mua được 1 căn hộ là điều khó khả thi.
"Tại các nước Bắc Âu, các nước áp dụng nền kinh tế thị trường xã hội hoặc ngay cả các nước G7 thì vấn đề đặt ra mỗi gia đình phải sở hữu 1 căn hộ là điều khó đạt được. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và các văn bản pháp luật ban hành như Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản cũng không quy định mà chỉ khẳng định Nhà nước tạo điều kiện để công nhân có chỗ ở ổn định", ông Kiên nêu.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội, chính vì vậy, cần phải có một nhận thức mới về vấn đề này theo hướng, nhà nước và các nhà đầu tư trong lĩnh vực nhà ở, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm xây dựng một hệ thống nhà ở cho người lao động thuê trong thời gian làm việc tại các khu công nghiệp, các nhà máy, và hình thành hệ thống nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để cho người dân thuê lại với giá phù hợp. Việc sở hữu nhà ở chỉ đặt ra với những người có thu nhập trung bình khá trở lên.
"Nếu thực hiện theo phương án này thì quá trình nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tiến hành xây dựng các khu nhà ở xã hội sẽ ít gặp khó khăn trong việc đền bù và tái định cư cho những người bị thu hồi đất. Ngoài ra, ưu điểm của phương án này còn thể hiện rõ là nhà nước vẫn giữ được quỹ đất và tài sản hình thành trên đất là tài sản công", ông nói.
Cũng theo TS Nguyễn Đức Kiên, việc định giá cho thuê, Nhà nước sẽ căn cứ vào thu nhập thực tế người lao động từng giai đoạn, có chính sách bù lỗ thông qua việc bảo trì căn hộ, duy trì các diện tích công cộng sử dụng chung như trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí của trẻ em và người già… tránh được tình trạng lợi nhuận thu được từ chênh lệch địa tô khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở tập trung vào một số đối tượng, gây bất bình trong xã hội.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho rằng, hơn lúc nào hết, Nhà nước khuyến khích hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp theo hướng xã hội hoá.
"Cụ thể, chủ đầu tư các dự án được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; miễn giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc được bù lãi suất. Được UBND cấp tỉnh hỗ trợ toàn bộ vốn đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án từ nguồn ngân sách địa phương; được sử dụng nhà ở hình thành trong tương lai để làm tài sản thế chấp khi vay vốn đầu tư nhà ở xã hội", ông nhấn mạnh.
TS Kiên cũng cho rằng, cần thực hiện Nghị quyết của Đảng về cải cách chế độ tiền lương theo hướng tính đúng, tỉnh đủ mọi chi phí của đời sống vào giá thành lương để đảm bảo khi thực hiện chế độ nghỉ hưu vẫn đủ tiền để trang trải phần nhà thuê của nhà nước và các tổ chức, đảm bảo ổn định cuộc sống khi về già. Và tiến tới xác định lại nhiệm vụ của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong việc lo nhà ở cho công dân trên địa bàn theo hướng huy động mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ vốn đầu tư ngoài xã hội để đảm bảo chính sách nhà ở. Trong đó, đối với doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội phải đảm bảo lợi nhuận thu được từ cho thuê nhà ở đủ trang trải cho quỹ bảo trì, hoàn vốn và có một phần lãi nhất định đối với khoản đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra.
"Đối với chính quyền địa phương, việc bỏ ngân sách địa phương để giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng nhà ở và quản lý nhà ở sau khi cho thuê là một nguồn ngân sách cố định trong các danh mục chi hàng năm, đảm bảo đúng nguyên tắc không làm giảm tài sản của chính quyền địa phương khi thực hiện chính sách nhà ở xã hội", ông Kiên đặt vấn đề.
Trong 3 năm qua, cả nước mới triển khai được 84 dự án nhà ở xã hội với gần 52.000 căn hộ, tổng mức đầu tư hơn 23.900 tỷ đồng và 39 dự án nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp với tổng mức đầu tư trên 6.800 tỷ đồng cho gần 27.000 căn hộ. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.