Bảo hiểm MIC 'thay máu' lãnh đạo: Chủ tịch cùng loạt nhân sự cấp cao rời ghế
(VNF) - Ông Uông Đông Hưng - người được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT MIG đã có đơn từ nhiệm sau gần 10 năm ngồi ghế nóng.
Cuối tháng 2/2025, tại xã Long Hưng (Văn Giang, Hưng Yên), Công ty cổ phần phát triển đầu tư - xây dựng Bách Giang - DCI (Bách Giang DCI) đã tổ chức lễ khởi công dự án khu đô thị phía Đông huyện Văn Giang (tên thương mại là Centerville).
Dự án Centerville có diện tích gần 50ha, quy mô dân số là 18.300 người, với tổng vốn đầu tư gần 17.000 tỷ đồng. Trong đó, diện tích dành cho đất ở hơn 17,87ha (35,82%) với 3 tòa nhà cao 39 tầng, đất cho nhà ở xã hội 15.961,45m2, đất biệt thự khoảng 61.863m2 và đất nhà ở lền kề khoảng 59.772m2; diện tích dành công trình công cộng chiếm 46.507,29m2 (9,32%); diện tích đất cây xanh mặt nước gần 11,89ha (23,84%), đất giao thông 15,48ha (31,02%), đất ngoài điều chỉnh gần 43.302m2… Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2029.
Dự án tọa lạc tại trung tâm xã Long Hưng, nằm giữa 2 khu đô thị lớn là Ecopark và Ocean Park, bên phải tiếp giáp đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km.
Xem thêm >>> Thăm Centerville 17.000 tỷ đồng nằm đối diện Vinhomes Ocean Park 2
Theo dữ liệu của VietnamFinance, Bách Giang DCI được thành lập vào tháng 8/2004, ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động xây dựng chuyên dụng khác, trụ sở hiện đóng tại thôn Như Phượng Thượng, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Từ khi thành lập đến nay, Bách Giang DCI trải qua nhiều lần thay đổi về vị trí Chủ tịch HĐQT. Cụ thể, thời điểm tháng 7/2018, ông Phạm Ngọc Quốc Cường (sinh năm 1983) thay ông Nguyễn Ngọc Bình (sinh năm 1957) làm Chủ tịch HĐQT của Bách Giang DCI.
Đến tháng 8/2018, ông Phan Hải Hà (sinh năm 1986) lại thế chỗ của ông Phạm Ngọc Quốc Cường làm Chủ tịch HĐQT của Bách Giang DCI. Lúc này, Bách Giang DCI cũng tiến hành nâng vốn điều lệ từ mức 300 tỷ đồng lên thành 364,5 tỷ đồng.
Một tháng sau (tháng 9/2018), bà Trịnh Thị Hà (sinh năm 1979) lại thay ông Phan Hải Hà làm Chủ tịch HĐQT Bách Giang DCI và giữ cương vị này từ đó đến nay.
Như vậy, chỉ trong 2 tháng (từ tháng 7-9/2018), Bách Giang DCI có đến 4 lần thay đổi vị trí "ghế nóng" Chủ tịch HĐQT.
Dưới thời của bà Trịnh Thị Hà, Bách Giang DCI có màn tăng vốn đầy ấn tượng, từ mức 364,5 tỷ đồng tăng lên gấp 7 lần thành 2.652 tỷ đồng vào tháng 11/2021. Tiếp tục đến tháng 5/2023, Bách Giang DCI lại nâng vốn lên thành 3.542 tỷ đồng.
Như vậy chỉ trong 5 năm (từ 2018 - 2023), vốn điều lệ của Bách Giang DCI đã tăng gấp 11,8 lần, từ mức 300 tỷ đồng thành 3.542 tỷ đồng.
Hiện nay, ông Lê Xuân Học (sinh năm 1972) là người đại diện pháp luật và đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc của Bách Giang DCI.
Đáng chú ý, trong lần công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới nhất, tổng số lao động theo đăng ký thuế của Bách Giang DCI chỉ có 5 người.
Thông tin từ Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước, hồi tháng 10/2018, tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank), Bách Giang DCI đã thế chấp toàn bộ quyền tài sản và lợi ích phát sinh từ hoặc có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới phía Đông huyện Văn Giang – Hưng Yên do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư.
Ngoài vai trò tại Bách Giang DCI, ông Lê Xuân Học hiện còn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và là đại diện pháp luật tại Công ty cổ phần Du lịch và xúc tiến thương mại.
Được biết, Công ty cổ phần Du lịch và xúc tiến thương mại tiền thân là Nhà khách 19 Phạm Đình Hổ, trực thuộc Bộ Thương nghiệp. Với vốn điều lệ thực góp hơn 18 tỷ đồng, công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ ăn uống…
Năm 2013, Bộ Công thương phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển đổi Công ty TNHH MTV Du lịch và Xúc tiến thương mại sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
Năm 2018, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thông báo thoái toàn bộ phần vốn góp tại Công ty cổ phần Du lịch và Xúc tiến thương mại thông qua phiên bán đấu giá trọn lô 810.864 cổ phần (tương đương 45,03% vốn điều lệ).
Đến tháng 5/2023, SCIC tiếp tục thông báo bán đấu giá cả lô 751.546 cổ phần, tương ứng 10,03% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Du lịch và xúc tiến Đầu tư.
Số liệu đến cuối năm 2022, tổng tài sản của Công ty cổ phần Du lịch và xúc tiến Đầu tư đạt 102,711 tỷ đồng, trong đó, nợ phải trả chiếm 42%, tương đương 43,22 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, năm 2022, doanh nghiệp này ghi nhận 48,7 tỷ đồng doanh thu và 5,07 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, đều thấp hơn so với con số thực hiện năm 2021 lần lượt là 52,7 tỷ đồng và 7,66 tỷ đồng.
Về bà Trịnh Thị Hà, Chủ tịch HĐQT Bách Giang DCI, là một người con của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bà Hà hiện còn đứng tên ở hàng loạt các doanh nghiệp có quy mô "khủng" khác.
Giai đoạn phát triển sự nghiệp rực rỡ nhất của bà Hà phải kể đến là từ sau năm 2014. Trước đó, bà Trịnh Thị Hà chỉ làm "sếp" của Công ty cổ phần Dịch vụ viễn thông I.P (IPComs), một doanh nghiệp nhỏ chuyên về hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật liên quan.
Điểm nhấn là IPComs có địa chỉ chính tại số 40 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP. HCM. Đây cũng là cứ điểm quan trọng của PVcomBank, khi vài năm về trước, họ đã quyết định đặt Chi nhánh miền Nam của Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản ngân hàng PVcomBank tại đây.
Năm 2015, bà Hà bắt đầu đại diện pháp luật cho Công ty cổ phần Đầu tư Địa Việt (Đầu tư Địa Việt) và đảm nhiệm vị trí này trong vòng 5 năm kế tiếp. Suốt thời gian này, Đầu tư Địa Việt cũng đăng ký trụ sở chính tại số 40 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP.HCM, cùng địa chỉ với IPComs, PVcomBank.
Dữ liệu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy bà Trịnh Thị Hà hiện là Chủ tịch HĐQT, kiêm người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Công nghiệp nặng IBS - doanh nghiệp được thành lập vào tháng 7/2017, hiện có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.
Bà Trịnh Thị Hà hiện cũng là Chủ tịch của Công ty TNHH MTV Tài Tâm Tây Bắc, được thành lập vào tháng 12/2016, vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng.
Tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và dịch vụ Phục Hưng, bà Trịnh Thị Hà đảm nhiệm vai trò giám đốc và người đại diện pháp luật. Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 10/2018, với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, trong đó bà Hà góp 250 triệu, sở hữu 5% cổ phần.
Chưa hết, bà Trịnh Thị Hà cũng đang là giám đốc kiêm người đại diện pháp luật tại Công ty cổ phần Veracity - đơn vị phát triển dự án Harmony Square (199 Nguyễn Tuân). Từ 20 tỷ đồng ban đầu, doanh nghiệp nâng vốn điều lệ lên thành 290 tỷ đồng vào tháng 10/2018. Danh sách cổ đông không có tên bà Hà.
Theo tìm hiểu, các doanh nghiệp mà bà Trịnh Thị Hà đứng tên đại diện nêu trên đều nằm trong hệ sinh thái của Tây Giang Group (TG Group) - tập đoàn hoạt động đầu tư đa ngành, với lĩnh vực cốt lõi là khai thác khoáng sản tại một số địa phương miền núi phía Bắc. Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang (Tây Giang) đóng vai trò hạt nhân chính khi tham gia rót vốn tại nhiều công ty thành viên.
Tây Giang Group được thành lập từ tháng 9/2010, hiện đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại phường Sông Bằng, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Trần Thị Tuyết (sinh năm 1969).
(VNF) - Ông Uông Đông Hưng - người được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT MIG đã có đơn từ nhiệm sau gần 10 năm ngồi ghế nóng.
(VNF) - Công ty Ba Huân của "bà trùm" gia cầm Phạm Thị Huân vừa bị nhắc tên trong danh sách chậm đóng BHXH TP.HCM gần 3,7 tỷ.
(VNF) - Dù có vốn điều lệ khá khiêm tốn 5 tỷ đồng thế nhưng Công ty cổ phần Thiết bị công nghệ cao Delta Việt Nam là nhà thầu có tiếng trong lĩnh vực hàng không. DN đã trúng nhiều trúng nhiều gói thầu do Nhà máy A32, Quân chủng Phòng không - Không quân làm chủ đầu tư.
(VNF) - Chủ tịch HSG hé lộ về dự án khu đô thị 600-700ha ở Long Thành mà doanh nghiệp đang thực hiện, nhưng chưa thể nói chi tiết cho cổ đông.
(VNF) - Mặc dù trúng nhiều gói thầu xây dựng lớn có tổng trị giá trúng thầu lên tới hàng nghìn tỷ đồng, thế nhưng Công ty cổ phần Phát triển xây dựng và Thương mại số 909 vẫn đang đối mặt với tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN...
(VNF) - Công ty mua bán điện EVN (EPTC) đưa ra mức giá tạm tính đối với hơn 100 dự án điện tái tạo nhằm tháo gỡ vướng mắc, bổ sung dòng tiền, tránh nguy cơ vỡ nợ hàng tỷ USD cho các nhà đầu tư nhưng bị các nhà đầu tư phản đối.
(VNF) - Chỉ sau hơn 1 năm thành lập, Công ty TNHH Adela Group do Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà góp 50% vốn điều lệ, đã phải giải thể do gặp khó khăn về thị trường và mặt bằng kinh doanh.
(VNF) - Công ty S.A.M.N.E.C (Điện máy SAMNEC) vi phạm trong quản lý, sử dụng đất và xây dựng trái phép, xâm phạm hành lang bảo vệ sông, giao thông tại Hải Phòng.
(VNF) - Theo ông Đậu Anh Tuấn, khối doanh nghiệp tư nhân dân tộc phải gắn với thương hiệu quốc gia; làm không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì lợi ích cho cho dân tộc.
(VNF) - Mặc dù ghi nhận gần 94,5 tỷ đồng tổng doanh thu và đạt 63,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2024, nhưng Công ty cổ phần COMA 18 đang bị Bảo hiểm Xã hội Hà Nội “bêu tên” vì... nợ BHXH.
(VNF) - Theo Chủ tịch Haxaco, mặc dù các chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ có lợi cho doanh nghiệp phân phối ô tô, nhưng Nhà nước không thể duy trì mãi. Do đó, doanh nghiệp cần dựa vào nội lực để đối phó với thách thức.
(VNF) - Cục Thuế TP Hà Nội vừa có kết luận thanh tra thuế tại Công ty TNHH Một thành viên 17, địa chỉ tại đường Ngọc Hồi, thôn Lưu Phái, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
(VNF) - Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá nêu rõ: "Tập đoàn Xây dựng Miền Trung phải tập trung nguồn vốn, trang thiết bị, nhân lực để thi công các dự án trên địa bàn tỉnh. Nếu không thực hiện đúng cam kết, tỉnh kiên quyết thu hồi theo đúng quy định pháp luật".
(VNF) - Trước sự việc thương hiệu kẹo rau củ Kera được hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục quảng cáo rầm rộ bị dư luận phản ứng, Công ty Chị Em Rọt đã chính thức thừa nhận sai sót.
(VNF) - Để tạo ra 100.000 heo/năm chỉ cần 95 nhân công, diện tích đất 6,7ha, tiết kiệm được 10 lần. Dù vậy, mô hình trại nuôi heo cao tầng có chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn trại thường từ 45 - 50%.
(VNF) - “Ông chủ” Tổ hợp Khu văn phòng, dịch vụ và nhà ở số 39 Lê Văn Lương (Việt Đức Complex) là Công ty cổ phần Đầu tư Sông Đà - Việt Đức vừa bị Cục Thuế TP Hà Nội phạt và truy thu gần 6,6 tỷ đồng tiền thuế.
(VNF) - Công ty TNHH Du lịch, dịch vụ xây dựng Bảo Yến (Bảo Yến Group) có tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp gần 1,6 tỷ đồng.
(VNF) - Vừa trúng dự án hơn 4.100 tỷ đồng tại Huế, Công ty Thiên Thai bị cưỡng chế, truy thu và xử phạt thuế tổng cộng hơn 120 tỷ đồng, giảm lỗ gần 280 tỷ.
(VNF) - Liên danh nhà thầu có sự góp mặt của Công ty TNHH Liên hợp Xây dựng Vạn Cườngvừa bị đánh trượt khỏi Gói thầu xây lắp XL Thi công xây dựng công trình, thuộc dự án Đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn trị giá gần 4.800 tỷ đồng với lý do kê khai nhân sự không trung thực và không được thay thế.
(VNF) - Công ty cổ phần Armephaco có tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp là gần 2,6 tỷ đồng.
(VNF) - Cơ quan thuế cho biết tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp của Công ty TNHH Daiwa House Việt Nam là gần 1,04 tỷ đồng.
(VNF) - Trước thông tin cứ 2 doanh nghiệp FDI thì có một đơn vị báo lỗ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu rà soát, đánh giá, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/3
(VNF) - UKG Group bị phát hiện kê khai doanh thu bán thanh lý tài sản cố định không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường theo quy định tại Nghị định 126 của Chính Phủ.
(VNF) - Cục Thuế TP Hà Nội vừa công bố công khai kết luận thanh tra thuế tại Công ty cổ phần CBOT Việt Nam. Theo đó, CBOT Việt Nam nhận 'án' phạt và truy thu 4 tỷ đồng tiền thuế
(VNF) - Công ty CP Quốc tế Hoàng Gia - chủ quản casino lớn nhất Quảng Ninh - lỗ gần 102 tỷ đồng trong năm 2023, lỗ lũy kế đến 31/12/2023 của công ty này lên tới gần 577 tỷ đồng.
(VNF) - Ông Uông Đông Hưng - người được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT MIG đã có đơn từ nhiệm sau gần 10 năm ngồi ghế nóng.
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.