VNF

 

Từ năm 2000, Việt Nam bắt đầu đầu tư nhiều nguồn lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, nước… Tôi bắt đầu đi làm từ 2000, đến 2004 tôi về công tác tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Khi đó, EVN chuẩn bị triển khai thực hiện tổng sơ đồ điện 6, rồi sau này là sơ đồ điện 7 và 7 điều chỉnh.

Với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu, cùng với sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế, EVN được giao đầu tư nhiều rất nhiều dự án. Giai đoạn từ 2005 đến 2010 nhiều dự án thủy điện đã được triển khai như thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Sông Ba Hạ, Bản Vẽ, Sơn La… cũng trong giai đoạn này EVN cũng đầu tư các cụm nhà máy nhiệt điện than Hải Phòng 1 và 2 (300MWx2) cụm nhiệt điện Quảng Ninh 1 và Quảng Ninh 2 (300MWx2)… Sau giai đoạn sau năm 2010, các dự án EVN làm chủ đầu tư phần lớn là nhiệt điện than với quy mô lớn như cụm nhiệt điện Vĩnh Tân 4.400MW (Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng), cụm nhiệt điện Duyên Hải 4.400MW (Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng).

Các dự án này phần lớn tôi đều có cơ hội được tham gia thu xếp một phần vốn. Chỉ cần có yếu tố thiết bị ngoại, nguồn vốn ngoại là tôi đều được phân công nghiên cứu phương án vốn của dự án. Khi triển khai tổng sơ đồ điện 6, tôi chủ yếu thu xếp vốn cho các gói thiết bị nhập ngoại của dự án như tuabin và thiết bị cơ khí thủy công. Tuy nhiên khi EVN triển khai các dự án nhiệt điện Vĩnh Tân và Duyên Hải, thì phần lớn các dự án này làm hình thức tổng thầu EPC nước ngoài (do các dự án này phức tạp về quy mô, công nghệ cũng như cách thức tổ chức triển khai dự án).. Khi đó, tôi phải nghiên cứu phương án thu xếp vốn cho cả hợp đồng EPC chứ không phải chỉ thu xếp vốn cho một hạng mục riêng lẻ trong nhà máy nữa.

 

Khi làm một dự án, đảm bảo tiến độ luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Chính phủ yêu cầu thời gian, tiến độ cụ thể cho từng nhà máy trong quy hoạch. Nếu không thể vận hành thì đương nhiên điện thiếu, thiếu điện sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Một nhà máy muốn vận hành vào năm 2013 thì từ 2009-2010 đã phải triển khai xây dựng. Trong khi đó, nhu cầu vốn cần đáp ứng là rất lớn. Một nhà máy nhiệt điện 1.200 MW thì quy mô đầu tư của dự án này có thể lên tới 1,3 tỷ USD, trong đó vốn vay lên đến 1 tỷ USD. Và trong 4 năm xây dựng, giá trị thanh toán cho khối lượng phát sinh mỗi hóa đơn có thể lên đến 20-30 triệu USD/lần tức là khoảng 500 tỷ đồng. Dù EVN là tập đoàn lớn, nhưng nếu lần phải ứng ra một khoản vốn lớn như vậy thì cũng gặp nhiều khó khăn để cân đối. Hơn nữa cần lưu ý là tập đoàn phải thực hiện song song rất nhiều dự án trên phạm vi toàn quốc nên vấn đề thu xếp vốn kịp thời càng trở nên cấp thiết.

Chính vì áp lực đó, khi nắm được tiến độ dự án, thì người thu xếp vốn nhìn trước tất cả các công việc cần triển khai để đảm bảo ngay khi có khối lượng thanh toán đầu tiên, thì nguồn vốn đã phải được thu xếp và sẵn sàng giải ngân.

Quá trình thu xếp vốn không đơn giản, thông thường phải mất 3 năm. Không phải cứ có dự án đem đến ngân hàng là họ giải ngân. Những khoản vay, đặc biệt vay nước ngoài rất khác vay trong nước. Vay nước ngoài luôn phức tạp do được thực hiện giữa các pháp nhân ở các quốc gia khác nhau. Các ngân hàng và tổ chức quốc tế đều phải xây dựng các cấu trúc và cơ chế để tối thiểu hóa các rủi ro khi cấp vốn vay cho doanh nghiệp tại một quốc gia, kể cả tổ chức đó là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân.

Bởi vì các doanh nghiệp nhà nước như EVN đều là những doanh nghiệp rất lớn và là doanh nghiệp Nhà nước. Nên hiểu rằng doanh nghiệp Nhà nước đều là những tổ chức kinh tế đặc biệt được Chính phủ giao trọng trách quản lý những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế vì vậy, xét về mặt nào đó, Chính phủ có sự bảo trợ nhất định cho các doanh nghiệp Nhà nước. Các tổ chức quốc tế khi làm việc và cho vay cho khối doanh nghiệp Nhà nước phần nào cũng là làm việc với Chính phủ Việt Nam, do đó rủi ro cho vay được giảm thiểu rất nhiều.

Nhưng với doanh nghiệp tư nhân thì điều đó rất khác. Cho dù doanh nghiệp tư nhân có lớn đến mấy, yếu tố bảo hộ và trách nhiệm của Nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân là không có. Mà đây là những yếu tố rất khó lường và luôn biến động tùy thuộc vào bộ máy quản trị của doanh nghiệp cũng như bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Khi rủi ro cho vay ở khối doanh nghiệp tư nhân là cao, thì ngân hàng cho vay buộc phải xây dựng những cấu trúc để giảm thiểu rủi ro, cấu trúc đó thường phức tạp hơn nhiều so với khi cho doanh nghiệp Nhà nước vay. Ví dụ, họ sẽ xem doanh nghiệp đó có những tài sản gì, trong trường hợp doanh nghiệp vỡ nợ thì có bên thứ ba vào xử lý tài sản đó, luật pháp nước sở tại sẽ cho phép xử lý tài sản ra sao, ở mức độ nào….

Rating là câu chuyện liên quan chặt chẽ đến thị trường vốn quốc tế. Trên thế giới họ sử dụng công cụ đánh giá tín nhiệm để xem xét việc cấp vốn. Phổ biến trên thị trường có 3 tổ chức quốc tế hàng đầu thế giới về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cũng như quốc gia là S&P, Moody, Fitch. Trong hệ thống rating đó sẽ chia thành hạng A – Investment grade (an toàn để đầu tư), và các hạng dưới chuẩn đầu tư từ hạng B, hạng C, hạng D (càng xuống thấp thì càng rủi ro). Khi nhìn các thứ hạng rating đó, người ta sẽ biết nên đầu tư vào cái gì và mức độ rủi ro của một tổ chức, quốc gia ra sao. Nếu muốn an toàn thì đầu tư/cho vay các doanh nghiệp/quốc gia có rating hạng A, còn nếu muốn đầu tư kinh doanh rủi ro thì sẽ xuống các hạng thấp hơn. Và khi rủi ro tăng lên, thì lãi suất cho vay cũng phải tăng lên để bù đắp những nguy cơ mất vốn có thể xảy ra ở các doanh nghiệp/quốc gia có rating dưới chuẩn đầu tư. Với cách đánh giá như vậy, các doanh nghiệp, quốc gia muốn vốn rẻ thì phải có rating ở hạng A. Tất nhiên với rating thấp hơn A vẫn có thể vay được, tuy nhiên chi phí lãi suất cao hơn, ngoài ra quá trình thẩm định trước khi cho vay của các tổ chức quốc tế cũng ngặt nghèo hơn làm chậm quá trình tiếp cận vốn vay.

 

 

Chính xác! Các dự án hạ tầng luôn đòi hỏi nhiều vốn, các dự án tỷ đô ngày càng nhiều, trong khi khả năng đáp ứng vốn trong nước cả về quy mô vốn vay và chi phí vay thấp đều hạn chế. Về quy mô vốn chẳng hạn, thì các ngân hàng trong nước phải tuân thủ luật các tổ chức tín dụng và không được phép cho vay quá 15% vốn tự có của ngân hàng đó và cũng không được cấp vốn quá 25% vốn tự có đối với doanh nghiệp đi vay và các bên liên quan đến doanh nghiệp đi vay. Điều này dẫn đến chuyện ngân hàng nào làm quá nhiều dự án tỷ USD thì sẽ gặp phải các giới hạn tín dụng theo luật định. Bên cạnh đó, lãi suất trong nước cũng cao hơn rất nhiều làm bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Chẳng hạn vay nước ngoài các Doanh nghiệp chỉ chịu chi phí là LIBOR + biên lãi (hiện có thể khoảng 4%) nhưng vay trong nước doanh nghiệp phải chịu mức chi phí vốn là lãi suất tiết kiệm + biên lãi (hiện nay nếu thấp cũng là 9%, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn phải vay đắt hơn tới 12% hoặc hơn nữa). Rõ ràng đây là khoảng cách cực kỳ lớn giữa thị trường vốn trong nước và nước ngoài.

Cho nên việc các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thu xếp vốn trên thị trường vốn quốc tế là tất yếu. Một số doanh nghiệp tư nhân lớn (là các doanh nghiệp có bộ máy quản trị tốt, minh bạch thông tin) như Vingroup, Masan, BIM Group… đã thành công trong thu xếp một số khoản vay quốc tế và điều này sẽ xảy ra phổ biến hơn với các doanh nghiệp tư nhân trong tương lai.

Trước mắt, các doanh nghiệp tốt trên các phương diện kinh doanh, bộ máy quản trị doanh nghiệp, lợi ích giữa các cổ đông được bảo vệ, quyền lợi người lao động được bảo đảm, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, thì khả năng thu hút phần vốn của nhà đầu tư cũng như vốn vay quốc tế sẽ thuận lợi hơn do cách vận hành của doanh nghiệp đang theo hướng minh bạch và chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Với các doanh nghiệp kinh doanh nhập nhèm, chụp giật, khả năng huy động vốn quốc tế cực kỳ thấp vì do khó lòng đáp ứng các yêu cầu của đối tác quốc tế.

Về dài hạn là việc tham gia vào thị trường vốn quốc tế sẽ cần rất nhiều những cải cách quan trọng của Chính phủ từ đó nâng hạng rating của quốc gia. Cá nhân tôi khi nhìn nhận những việc Chính phủ đang thực hiện, thì tôi tin rằng rating của Việt Nam sẽ sớm nâng hạng và mở cơ hội cho các doanh nghiệp, không chỉ là doanh nghiệp Nhà nước mà cả các doanh nghiệp tư nhân, được tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ nước ngoài.

 

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

(VNF) - CPI tháng 5 tăng nhẹ 0,05% so với tháng trước nhưng tăng 4,44% so với cùng kỳ.

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

(VNF) -Trước phản ánh về việc dùng tài khoản VETC bị treo tiền khi không dùng hết, đồng thời có nhiều người khi chuyển tiền vào tài khoản giao thông vẫn bị mất phí, phía VETC khẳng định, DN không treo tiền của khách, không thu bất kỳ hoản phí nào của khách hàng và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ để khách hàng thuận tiện khi nộp và sử dụng ứng dụng VETC.

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

(VNF) - Giá vàng trong nước dường như đang “chững lại” để chờ những thay đổi mới trong chính sách bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.

'Người dân thắt lưng buộc bụng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

'Người dân thắt lưng buộc bụng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

(VNF) - Chính phủ Campuchia đã chính thức đổi tên Đường vành đai 3 ở Phonm Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” để vinh danh Chủ tịch nước Trung Quốc, người đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc.

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

(VNF) - Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở.

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

(VNF) - Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường 48.500 lượng vàng, tương ứng với 1,8 tấn, thế nhưng giá vẫn không ngừng tăng, lên ngưỡng 90 triệu đồng/lượng. Đặc biệt nhẫn trơn vẫn khan nguồn cung, vậy với nhà đầu tư cá nhân thì có nên “lướt sóng” trong cơn sốt này

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

(VNF) - Trong bối cảnh cả nước ngày càng xuất hiện nhiều vụ mất tiền trong tài khoản, việc bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng Quảng Nam.

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

(VNF) - Manulife, một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lâu đời và lớn nhất thế giới, đang cho thấy sức sống mạnh mẽ và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của một “cỗ máy” 137 tuổi trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).