Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Đặng Sỹ Mạnh cũng cho hay, theo mô hình tổ chức hiện tại Đường sắt Việt Nam đang có 3 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt gồm: Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn và Công ty CP Vận tải và thương mại đường sắt (Ratraco).
Hai công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn đều kinh doanh cả vận tải hàng hóa và hành khách đường sắt, riêng Công ty Ratraco chỉ kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt.
Vì thế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách đường sắt, HĐQT công ty đã trình Đại hội cổ đông chủ trương hợp nhất 2 công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn và xây dựng phương án hợp nhất 2 công ty khi Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Được biết, hiện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã trình Đề án tái cơ cấu lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chờ phê duyệt.
Theo ghi nhận của VietnamFinance, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 hôm qua (15/6), Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dự kiến trong năm nay công ty có thể lỗ tới hơn 300 tỷ đồng.
Cụ thể, dự kiến tổng doanh thu năm 2020 chỉ đạt hơn 1.630 tỷ, bằng 63% so với năm 2019, trong khi tổng chi phí phải chi hơn 1.900 tỷ. Như vậy, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều âm hơn 300 tỷ.
Năm 2019, tổng doanh thu của Công ty đạt gần 2.600 tỷ, lợi nhuận gần 14 tỷ. Trong đó, riêng hoạt động kinh doanh vận tải đạt 2.254 tỷ, bằng 100,12% so với năm 2018.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.