TP. HCM: Đề xuất phát hành trái phiếu, vay vốn làm metro
(VNF) - UBND TP. HCM vừa có tờ trình gửi Ban cán sự đảng UBND thành phố về Đề án phát triển Hệ thống Đường sắt đô thị TP. HCM theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị.
Theo tờ trình UBND TP. HCM xác định, đường sắt đô thị là trục 'xương sống' của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của thành phố. Đến năm 2035, TP. HCM sẽ hoàn thành 6 tuyến đường sắt với chiều dài khoảng 183km đường sắt đô thị (loại hình vận tải hành khách khối lượng lớn, tần suất cao).
TP. HCM cũng hướng tới đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế vào năm 2045; phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2030 đảm nhận từ 15 - 20%, đến năm 2035 đạt 40 - 50% và sau năm 2035 đạt 50 - 60% .
Theo lộ trình đến năm 2035, TP. HCM đặt mục tiêu xây dựng hoàn thành khoảng 183km đường sắt đô thị (metro) bao gồm loại hình vận tải hành khách khối lượng lớn, tần suất cao.
Đến năm 2045 dự kiến xây dựng thêm khoảng 168km để hoàn thiện 7 tuyến đường sắt đô thị, nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị lên khoảng 351km.
Đến năm 2060, xây dựng hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị số 8, 9, 10, nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị lên khoảng 510km.
UBND TP cho biết, để đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, cần phải xây dựng và trình cấp thẩm quyền cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội mang tính đột phá.
Trong đó, nhóm cơ chế về huy động nguồn vốn UBND TP. HCM đề xuất, cho phép TP. HCM được thu và sử dụng 100% nguồn thu đối với các khoản thu phát sinh từ việc khai thác quỹ đất khu vực vùng phụ cận các nhà ga đường sắt đô thị và các khu vực TOD khác trên địa bàn thành phố để tái đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kết nối với hệ thống đường sắt đô thị.
Đặc biệt, UBND TP. HCM đề xuất, cho phép TP.HCM được vay vốn thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và được quyền quyết định chính sách hấp dẫn về lãi suất cho trái phiếu, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác.
Tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp, trường hợp vượt quá 120% thì trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo thực tế. Trên cơ sở tổng mức dư nợ vay được quy định nêu trên, tổng mức vay và bội chi Ngân sách Thành phố hằng năm được Quốc hội quyết định đảm bảo đủ nhu cầu nguồn vốn vay trong năm của Thành phố.
Ngoài ra, UBND đề xuất, cho phép TP.HCM thành lập Tổng công ty Đường sắt đô thị do Thành phố nắm giữ 100% vốn điều lệ, có chức năng huy động vốn, quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh đa ngành để khai thác hiệu quả các tài sản thuộc quản lý của tổng công ty.
Tổng công ty được sử dụng nguồn vốn đầu tư công để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị đến khi chủ động được nguồn vốn.
TP.HCM cần hơn 800 nghìn tỷ đồng để làm 510km metro
- TP. HCM xin bổ sung vốn cho Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên 05/04/2024 09:25
- TP. HCM: Các tuyến metro hàng tỷ USD triển khai rất chậm 05/04/2024 06:12
- Tuyến Metro số 1 TP. HCM vận hành từ ngày 1/7 với 7 đoàn tàu 01/04/2024 07:42
Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.