Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP. HCM về công tác quản lý nhà ở xã hội, đến hết tháng 6/2020, TP. HCM đã hoàn thiện 3 dự án với quy mô 2.213 căn hộ, gồm: Khu dân cư Lê Thành do Công ty TNHH Thương mại Lê Thành làm chủ đầu tư; dự án Tổ hợp nhà ở xã hội Tân Bình tại quận Tân Bình của Công ty TNHH đầu tư bất động sản Tân Bình; khu căn hộ chung cư cao tầng Natural Poem do Công ty TNHH Lee&Co làm chủ đầu tư. Như vậy, lũy kế từ năm 2016 đến tháng 6/2020 TP có 13.186 căn hộ nhà ở xã hội.
5 dự án nhà ở xã hội đang thi công xây dựng với quy mô 4.758 căn hộ, dự kiến hoàn thành trong năm 2020, gồm: Dự án khu dân cư tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh do Công ty CP địa ốc Sông Đà An Nhân làm chủ đầu tư; dự án khu nhà ở xã hội – khu nhà ở thương mại tại khu đất chợ Bình Phú cũ, phường 10, quận 6 do Công ty TNHH Quản lý bất động sản Hoàng Phúc làm chủ đầu tư.
Khu nhà ở Bình Trưng Đông của Công ty Cổ phần tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân; Khu nhà ở Hưng Phát (2225 Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8) do Công ty TNHH 27 Ngọc Long làm chủ đầu tư; Khu nhà ở xã hội thuộc dự án khu dân cư phương Tân Phú, quận 9 do Công ty Cổ phần dịch vụ nông nghiệp và thương mại Thuận Kiều làm chủ đầu tư.
TP. HCM có hơn 8,9 triệu người (gồm cả người đăng ký tạm trú từ 6 tháng trở lên), nhưng thực tế cư trú là khoảng 13 triệu người (gần 3 triệu người nhập cư, tạm trú ngắn hạn, khách vãng lai). Sức ép dân số đè nặng nên nhu cầu nhà ở xã hội (NOXH), song loại hình nhà này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Số liệu thống kê từ 2019 cho thấy, TP. HCM có kế hoạch triển khai xây dựng 39 dự án NOXH, với tổng số 44.701 căn hộ. Ước tính đến cuối năm 2020, dự kiến có thể hoàn thành 20.000 căn. Nhưng trên thực tế, do nguồn lực ngân sách có hạn, kể cả khi thực hiện phương thức xã hội hóa nên vẫn thiếu nguồn cung loại hình nhà ở này.
Tại TP. HCM, đã có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân tích cực tham gia phát triển dự án NOXH bằng nguồn vốn của mình, như các công ty: Nam Long, Lê Thành, Đầu tư Thủ Thiêm, Thuận Kiều, Vạn Thái, Thiên Phát, Sài Gòn Res, Hoàng Quân, Phú Cường, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn... Đặc biệt, Công ty Lê Thành và Công ty Thiên Phát đã đầu tư các dự án NOXH 100% cho thuê, bằng nguồn vốn tư nhân. Công ty Nam Long hỗ trợ 2% lãi suất vay trong 2 năm cho người mua căn hộ trong dự án NOXH của công ty.
Tuy nhiên, do các doanh nghiệp tư nhân phải tự bỏ vốn để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực hiện dự án NOXH mà không có sự hỗ trợ từ nguồn tín dụng ưu đãi, nên kết quả còn hạn chế. Do phải vay tín dụng với lãi suất thương mại, dẫn đến giá thành NOXH tăng cao. Không ít người thuê mua NOXH phải vay với lãi suất thương mại để mua nhà nên gặp rất nhiều khó khăn.
Ách tắc nguồn vốn là điểm nghẽn lớn nhất trong 4 năm qua, do chậm bố trí nguồn vốn ngân sách để làm "vốn mồi" thực hiện chính sách NOXH. Thực tế cho thấy, nguồn "vốn mồi" từ ngân sách nhà nước giữ vai trò rất quan trọng. Về gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng nhận định, với 1 đồng từ ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất, ngân hàng thương mại huy động thêm được 33 đồng từ nguồn vốn xã hội (gấp 33 lần), nên rất hiệu quả.
Mặt khác, do chưa có quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng NOXH kết hợp với các dự án nhà ở thương mại giá thấp. Bất cập khi sử dụng quỹ đất công (đất nhà xưởng trong khu vực nội thành thuộc diện phải di dời, đất trụ sở cơ quan nhà nước không còn nhu cầu sử dụng, đất nông trường, đất dự trữ...) phục vụ việc phát triển NOXH...
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.