Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 17/12, Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) đã tổ chức buổi tọa đàm “5G sẽ đem lại cơ hội gì cho Việt Nam?”. Tại đây, nhiều câu chuyện đã được các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp chia sẻ nhằm cung cấp thông tin đầy đủ nhất các vấn đề liên quan đến 5G và việc triển khai dịch vụ này tại Việt Nam cũng như tác động của 5G đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đến thời điểm hiện tại, cả 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam là Viettel, VinaPhone, Mobifone đều đã triển khai mạng 5G tại 2 thành phố Hà Nội và TP. HCM. Với tốc độ cao hơn 10 lần so với 4G hiện tại, 5G được kỳ vọng sẽ giải quyết các bài toán khó hơn về mạng dữ liệu, mang tới những trải nghiệm tốc độ mượt mà hơn.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ phủ sóng mạng di động 5G trên phạm vi toàn quốc. Để thực hiện hóa điều này, Bộ đã nhanh chóng xây dựng chiến lược về viễn thông, đặt mục tiêu nâng cấp hạ tầng mạng 4G và sớm thương mại hóa mạng 5G.
Cũng theo lãnh đạo Cục Viễn thông, ngoài việc cung cấp dịch vụ mạng di động, các doanh nghiệp còn có thể phát triển các phần mềm, thiết bị cho mạng 5G. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường cung cấp các thiết bị đầu cuối.
Việc thử nghiệm 5G cũng là cơ hội để các nhà mạng có thể xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp, dự kiến mức giá cả, chi phí sử dụng tài nguyên trước khi mạng di động 5G chính thức được cấp phép.
Buổi tọa đàm “5G sẽ đem lại cơ hội gì cho Việt Nam?" do Vietnam ICT Press Club tổ chức.
"Sau quá trình thử nghiệm, các nhà mạng sẽ phải gửi báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm về tính năng kỹ thuật, khả năng thương mại, nhu cầu thị trường... để cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể ở đây là Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện các cơ sở pháp lý", ông Nguyễn Phong Nhã nói.
Cho đến thời điểm này, 5G đang được ứng dụng nhiều trong thực tế ảo với trò chơi và ứng dụng tương tác khác của VR. Nhiều công ty công nghệ đã thử nghiệm 5G hỗ trợ điều khiển ô tô tự lái do độ trễ rất thấp. Nhờ có kết nối 5G, tất cả phương tiện lưu thông trên đường đều có thể "nói chuyện" với nhau có thể làm cho việc đi lại hiệu quả hơn và an toàn hơn.
5G còn được ứng dụng cho dịch vụ y tế từ xa, cho phép bác sĩ thực hiện nhiều ca phẫu thuật cho bệnh nhân từ xa bằng việc điều khiển cánh tay robot với độ chính xác đến từng milimet, giúp phẫu thuật từ xa trở thành lựa chọn an toàn hơn.
5G cũng được kỳ vọng thể thay đổi hoàn toàn nhiều khía cạnh trong cuộc sống, cung cấp những cách trải nghiệm du lịch, cách giải trí mới và những phương pháp tiếp cận nhanh chóng để các bác sĩ cứu sống bệnh nhân.
Trong nhà máy thông minh, mạng 5G được dùng để kết nối không dây không cần cáp trong khi băng thông được tăng cường. Các loại máy móc và thiết bị có trang bị cảm biến sẽ được điều hành và giao tiếp nhau qua mạng 5G với độ trễ thấp cùng tính ổn định được đề cao...
Tuy vậy, theo ông Lê Nam Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, khi nói đến cơ hội của 5G cũng phải nói đến những thách thức đi kèm, điển hình như bài toán về chi phí hạ tầng, các thiết bị đầu cuối đã sẵn sàng chưa, khi nào sẽ triển khai đại trà...
Đánh giá việc chọn thời điểm triển khai 5G là một bài toán, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho rằng nếu triển khai 5G muộn sẽ biến cơ hội thành thách thức, sẽ đi sau, không đuổi kịp các nước, hạn chế phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nếu triển khai sớm quá thì lại gây tốn kém hạ tầng đầu tư của doanh nghiệp.
"Có thể coi 5G là một cuộc đua, cuộc cạnh tranh. Ai nắm bắt được thời cơ, cung cấp đúng thời điểm và có tính toán hợp lý sẽ thắng", ông Thắng nhấn mạnh.
Bàn về những thách thức khi triển khai 5G tại Việt Nam, ông Nguyễn Huy Lâm, đại diện Huawei Việt Nam, cho rằng nhà mạng nên tìm giải pháp phù hợp để tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai. Việc xây dựng phòng máy, lắp đặt thiết bị sẽ tương đối tốn kém và mất thời gian trong khi có thể tính đến các trạm indoor và outdoor với diện tích nhỏ gọn, thời gian xây dựng nhanh chóng, thủ tục gọn nhẹ.
Bên cạnh đó là các giải pháp cho trạm phát sóng, vấn đề tiêu thụ năng lượng có thể sử dụng công nghệ AI để ước đoán thời điểm lưu lượng phù hợp, tắt bớt thiết bị không sử dụng có thể tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải CO2.
Bàn về bài toán thương mại khi triển khai 5G, các chuyên gia cho rằng điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có thời điểm, chính sách gói cước, chi phí tần số... Do vậy, vẫn còn cần thời gian để tính toán tìm ra lời giải thương mại cho bài toán 5G.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.