Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo External Sector Report (tạm dịch: Báo cáo khu vực bên ngoài), ấn phẩm thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), “sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tác thương mại của họ, trong đó lớn nhất là ở châu Á và Thái Bình Dương”.
Báo cáo mới nhất của IMF cho biết thêm: “Kinh tế Trung Quốc chậm lại cũng sẽ có tác động toàn cầu, ngoài các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, bằng cách ảnh hưởng đến các mặt hàng mà Trung Quốc chiếm một phần lớn nhu cầu toàn cầu”.
Trung Quốc là nước mua dầu thô lớn nhất thế giới từ Arab Saudi và Nga, quặng sắt của Úc, đậu tương của Brazil và ngô của Mỹ.
IMF ước tính rằng việc mở rộng số dư tài khoản vãng lai toàn cầu của Trung Quốc, vốn đã đạt kỷ lục về giao dịch quốc tế của một quốc gia so với thế giới vào năm ngoái, có thể sẽ bị thay đổi vào năm 2023.
Trung Quốc có thặng dư thương mại hàng hóa lớn do xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, nhưng nước này cũng được báo cáo là có thâm hụt thương mại dịch vụ lớn.
Dữ liệu hải quan cho thấy trong nửa đầu năm nay, thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc là 409 tỷ USD, tăng 9,7% so với một năm trước đó. Theo Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc trong quý I ở mức 81,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, IMF cho biết thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể sẽ giảm trong thời gian còn lại của năm 2023 do du lịch nước ngoài và chi tiêu dự kiến sẽ tăng cao.
Ngoài ra, trong bối cảnh lợi suất giảm và các mối đe dọa trừng phạt tài chính ngày càng tăng từ Washington, Trung Quốc đã giảm tỷ lệ nắm giữ Trái phiếu Kho bạc Mỹ trong 7 tháng liên tiếp tính tới tháng 2 năm nay.
Sau khi tăng nhẹ vào tháng 3, việc cắt giảm vẫn tiếp tục, với lượng nắm giữ trong tháng 5 giảm 22,2 tỷ USD xuống còn 846,7 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010, theo Bộ Tài chính Mỹ.
IMF cho biết, nhìn chung, Bắc Kinh nên đẩy nhanh cải cách cơ cấu dựa trên thị trường, chuyển hỗ trợ chính sách tài khóa sang tăng cường bảo trợ xã hội để thúc đẩy tiêu dùng tư nhân và tăng thêm tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái để giúp hấp thụ các cú sốc bên ngoài.
IMF cho biết thêm, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc chiếm 2,2% tổng sản phẩm quốc nội vào năm ngoái.
Tuy nhiên, thặng dư dự kiến sẽ thu hẹp và quay trở lại xu hướng giảm khi các yếu tố liên quan đến Covid giảm bớt và tái cân bằng theo hướng tiêu dùng cá nhân tiếp tục, báo cáo cho biết.
Các rủi ro kinh tế xuất hiện rõ rệt hơn khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng chậm hơn dự kiến là 6,3% trong quý II. Trước đó, hồi đầu năm nay, quỹ này cho biết Trung Quốc sẽ đóng góp hơn 30% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm nay.
Mặc dù vậy, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc là 5,2%, cũng như mức dự đoán tăng trưởng toàn cầu là 2,8% được đưa ra trong ấn bản “Triển vọng kinh tế thế giới” hồi tháng 4.
Xem thêm >> 'Quân bài chiến lược' của Trung Quốc: Chiếm ngôi số 1 của Đức, khiến cả châu Âu phải phụ thuộc
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.