'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trung Quốc hiện đang đứng số 1 thế giới về thủy điện với số lượng đập thủy điện nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại. Dẫu vậy, tham vọng về thủy điện của quốc gia tỷ dân này vẫn chưa dừng lại khi Trung Quốc đang bắt tay vào xây dựng siêu đập thủy điện đầu tiên tại sông Yarlung Tsangpo – một trong những con sông lớn và cao nhất trên thế giới.
Siêu dự án thủy điện này có công suất dự kiến 60 gigawatt, tạo ra lượng điện gấp ba lần so với đập Tam Hiệp – hiện là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới. Công trình này được kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Sông Yarlung Tsangpo bắt nguồn từ dòng sông băng ở vùng hồ Manasarovar thuộc cao nguyên Tây Tạng. Yarlung Tsangpo chảy từ độ cao trên 5km, dọc theo “khe nứt” khổng lồ tạo ra bởi các mảng kiến tạo Á – Âu, cắt qua cao nguyên Tây Tạng trước khi gặp điểm giao nhau của dãy Himalaya, Nyenchen Tanglha và dãy núi Hengduan.
Trên đường đi của mình, sông Yarlung Tsangpo tại ra một hẻm núi có có độ sâu gấp đôi hẻm Grand Canyon ở Mỹ. Vào cuối những năm 1990, hẻm núi do sông Yarlung Tsangpo tạo ra được công nhận là hẻm núi sâu nhất thế giới. Theo các nhà khoa học, sông Yarlung Tsangpo sở hữu tiềm năng cực lớn do nằm ở khu vực địa chính trị, là thỏi nam châm hút các nhà xây dựng đập thủy điện ở Trung Quốc.
Chưa kể, khu vực xung quanh sông Yarlung Tsangpo có mật độ dân cư tương đối thưa thớt (khoảng 14.000 người) nên chi phí đền bù và nhân lực sẽ thấp hơn so với việc xây dựng nhà máy thủy điện ở những nơi đông dân. Trước đó, việc xây dựng đập Tam Hiệp đã buộc Trung Quốc phải di dời khoảng 1,4 triệu người.
Tuy nhiên, bên cạnh những nguồn lợi mà siêu đập thủy điện Yarlung Tsangpo mang lại, nó cũng được xem là một trong những dự án rủi ro nhất thế giới vì được xây dựng trong khu vực hoạt động địa chấn. Điều này có thể khiến siêu đập thủy điện này trở thành “quả bom nước” tiềm ẩn đối với cộng đồng dân cư ở hạ lưu Ấn Độ và Bangladesh, tờ Nikkei Asia nhận định.
Phía Đông Nam của cao nguyên Tây Tạng là nơi dễ xảy ra động đất do nó nằm trên đường đứt gãy địa chất, nơi các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á – Âu va vào nhau. Vào năm 2008, trận động đất ở Tứ Xuyên, dọc theo vành đai phía Đông của cao nguyên Tây Tạng đã giết chết 87.000 người. Trận động đất này cũng dấy lên những lo ngại về hiện tượng địa chấn do hồ chứa nước (RTS) gây ra.
Một số nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ đã tìm ra được mối liên hệ giữa trận động đất và đập Zipingpu của Tứ Xuyên. Họ cho rằng trọng lượng của hàng trăm triệu mét khối nước ở trong hồ chứa của đập có thể đã gây ra RST nghiêm trọng.
Ngay cả khi không có động đất, siêu đập thủy điện hiện tượng địa chấn do hồ chứa (RTS) có thể là mối đe dọa về nguy cơ lũ lụt ở hạ lưu. Chỉ 2 năm trước, khoảng 400 triệu người Trung Quốc đã đối mặt với nguy hiểm sau khi trận lũ lụt lịch sử khiến mực nước dâng cao, đẩy đập Tam Hiệp vào nguy cơ vỡ đập.
Tiến sĩ Vương Duy Lạc, chuyên gia nghiên cứu về đập Tam Hiệp nổi tiếng cho hay sức tàn phá của lũ lụt do vỡ đập mạnh gấp hàng chục lần lũ lụt tự nhiên. “Nó giống như một cơn sóng thần, có thể cuốn phăng nhà cửa ở những nơi nó đi qua và nhấn chìm chúng trong biển nước. Nếu đập vỡ, tất cả khu vực hạ nguồn sẽ bị nước lũ “nuốt chửng” hoàn toàn”, ông nói.
Đi cùng với nguy cơ tiềm ẩn sẽ là gánh nặng về môi trường. Dự án siêu đập thủy điện hiện tượng địa chấn do hồ chứa (RTS) có thể tàn phá môi trường khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến Bangladesh ở cuối dòng sông. Những tác động tiêu cực đến môi trường cũng có thể sẽ ảnh hưởng khắp Tây Tạng, một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất thế giới.
Sayanangshu Modak, thành viên cấp cao tại Quỹ Nghiên cứu Người quan sát với chuyên môn về quản lý nước xuyên biên giới và quản lý rủi ro lũ lụt cho biết siêu đập này có thể ảnh hưởng đến sinh thái của các vùng hạ lưu ở Ấn Độ. “Nhìn chung, các con sông có mô hình dòng chảy theo mùa. Thế nhưng khi bạn tạo ra một con đập lớn như vậy, dòng nước sẽ thay đổi theo ngày: lưu lượng nước sẽ tăng lên khi các tuabin hoạt động và dừng lại khi tuabin tắt khiến hệ sinh thái bị ảnh hưởng theo”, ông nhận định.
Nhiều chuyên gia cho rằng Ấn Độ và Bangladesh còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước và thiếu lương thực, gây ra bởi dự án siêu đập thủy điện Yarlung Tsangpo. Theo nhiều nghiên cứu, việc kiểm soát và chuyển hướng dòng nước thông qua siêu đập có thể mang đến cho Trung Quốc khả năng “cắt đứt nguồn cung cấp lương thực cho nước láng giềng”. Nhiều người lo ngại tác động của một dự án như vậy có thể là mối nguy hiểm với an ninh nước và lương thực của Ấn Độ và Bangladesh, tờ Reuters chỉ ra.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.