Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm hạn chế lượng xuất khẩu dầu thô của Iran, tuy nhiên, mục tiêu này có thể không thành công như mong đợi khi các nước nhập khẩu dầu lớn của châu Á, mà đứng đầu là Trung Quốc, có khả năng sẽ tiếp tục mua dầu của Iran. Và điều này có thể sẽ làm lợi cho Trung Quốc và “petro – yuan” – chỉ việc các sản phần dầu mỏ được định giá bằng đồng Nhân dân tệ.
Dầu được định giá và giao dịch bằng đồng USD, do sự “thống trị” của các loại dầu tiêu chuẩn Mỹ như Brent và dầu ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI). Do đó, nếu như định giá dầu nhập khẩu bằng đồng Nhân dân tệ sẽ có lợi cho Trung Quốc ở chi phí trao đổi giữa CNY và USD. Ngoài ra, điều này cũng sẽ làm tăng sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thương mại - tài chính toàn cầu, cuối cùng có thể làm tổn hại đến sức mạnh quốc tế của đồng USD.
Xuất khẩu của Iran, cũng như các khoản đầu tư nước ngoài vào đất nước này, dự kiến sẽ giảm. Như vậy, không chỉ nền kinh tế Iran, mà còn cả tính thanh khoản của đồng USD, cũng sẽ chịu tổn thương. Khi giao thương dầu mỏ toàn cầu chững lại, đồng bạc xanh sẽ gặp tác động xấu đầu tiên, theo Edward Al-Hussainy, nhà phân tích cao cấp về ngoại hối toàn cầu tại Columbia Threadneedle, Minneapolis. Chính điều này mang lại cho Iran một động cơ để tiếp cận Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc để thảo luận về một thỏa thuận giao dịch dầu thô bằng Nhân dân tệ.
Trong vòng cấm vận cuối cùng trước khi thỏa thuận hạt nhân được ký kết hồi năm 2015, nguồn cung dầu của Iran đã giảm khoảng một triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cho biết quyết định từ bỏ hiệp ước của ông Trump sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu của Tehran.
Trong một nỗ lực giành quyền kiểm soát hơn đối với giá dầu nhập khẩu, hồi tháng 3, Trung Quốc đã phát hành sàn giao dịch hợp đồng tương lai dầu thô bằng đồng Nhân dân tệ, có thể sẽ sánh ngang các chuẩn mực dầu thô như Brent và WTI trong tương lai.
Marwan Younes, người sáng lập và giám đốc đầu tư của Massar Capital Management ở New York, cho biết: "Trung Quốc là nước sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới, và cũng là thị trường tiêu dùng lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, sản phẩm phái sinh dầu mà Trung Quốc mới cho ra mắt sẽ gần gũi hơn đối với thị trường khổng lồ này hơn là chứng khoán của Mỹ”.
Chỉ ít lâu sau khi công bố sản phẩm phái sinh dầu, vào ngày 29 tháng 3, các nhà quản lý Trung Quốc đã gửi yêu cầu chuẩn bị định giá nhập khẩu thô của Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ tới một số tổ chức tài chính, theo nguồn tin từ phía các tổ chức này. Đây là một phần của nỗ lực của Bắc Kinh trong việc thiết lập vị trí của đồng Nhân dân tệ trên tầm quốc tế.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến ngành công nghiệp dầu lửa của Iran, vì nước này nằm ở ngã tư của dự án "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc. Sáng kiến này của Bắc Kinh sẽ đầu tư hơn 1 nghìn tỷ USD vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng từ đường sắt và cảng đến năng lượng ở hơn 60 quốc gia trải rộng khắp Châu Âu, Châu Phi và Châu Á.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.