Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong bối cảnh Mỹ liên tiếp có những biện pháp đối đầu với Iran, rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và kêu gọi những lệnh trừng phạt mới thì Trung Quốc sẵn sàng nắm bắt cơ hội này bằng cách mở một tuyến đường sắt quốc tế mới kết nối khu vực Bayannur và Tehran.
Lộ trình cụ thể của tuyết đường sắt này vẫn chưa được tiết lộ vì hiện tại Trung Quốc vẫn đang tiến hành một số dự án đường sắt lớn.
Theo giới quan sát, Bayannur nằm gần biên giới phía bắc của Trung Quốc và đã có một tuyến đường sắt quốc tế đến Kazakhstan, có khả năng tuyến đường sắt thương mại mới này sẽ đi qua lãnh thổ của Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan.
Theo tờ Washington Post, chuyến tàu khởi hành đầu tiên đã chở tới 1.150 tấn hạt hướng dương tới Iran bởi Bayannur vốn là khu vực sản xuất hạt hướng dương lớn nhất Trung Quốc. Trung Quốc xuất khẩu khoảng 180.000 tấn hạt hướng dương mỗi năm, cung cấp chủ yếu cho thị trường Trung Đông, châu Âu và Mỹ, theo Tân Hoa Xã.
Dự kiến khoảng 2 tuần nữa chuyến tàu này sẽ đến Tehran, rút ngắn gần một nửa thời gian so với vận tải biển.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/5 tuyên bố sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Iran sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào. Ông Trump cho biết sẽ “gây khó khăn lớn chưa từng có” cho Iran nếu nước này phát triển vũ khí hạt nhân.
Các lệnh trừng phạt sẽ áp dụng trong vòng từ 3-6 tháng tới có thể đẩy Iran vào khó khăn kinh tế, còn các công ty châu Âu cũng có khả năng sẽ phải rút khỏi Iran.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ ngăn chặn doanh nghiệp nước này làm ăn với quốc gia Hồi giáo này.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, các nước châu Âu sẽ có từ 90-180 ngày để rút các hoạt động ở Iran hoặc sẽ phải đối phó với “nguy cơ về các hậu quả nghiêm trọng”.
Trong một cuộc họp báo ngày 9/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói rằng Iran và Trung Quốc sẽ "duy trì quan hệ kinh tế và thương mại như bình thường".
Theo ông Geng Shuang, tất cả các bên liên quan nên thực hiện thỏa thuận một cách nghiêm túc và bảo vệ tính toàn vẹn của nó, như vậy sẽ giúp duy trì chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân, thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Trung Đông và là cách để giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới thông qua đàm phán chính trị.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác thực tế bình thường và minh bạch với Iran trên cơ sở không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của chúng tôi", ông khẳng định.
Theo tờ Washington Post, Trung Quốc là đất nước nhập khẩu nhiều nhất của Iran. Giá trị xuất khẩu của Iran sang Trung Quốc tăng 25% vào năm ngoái. Ngược lại, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Iran cũng tăng hơn 21%, theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Hải quan Iran.
Trong năm 2018, khoảng 1/3 lượng dầu xuất khẩu của Iran có đích đến là Trung Quốc, theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường năng lượng Genscape.
Trung Quốc thường xuyên mua dầu từ Iran, ngay càng khi Tehran bị trừng phạt. Dữ liệu của ClipperData cho thấy Trung Quốc nhập khẩu trung bình 420.000 thùng dầu mỗi ngày từ Iran trong năm 2014 và 481.000 thùng/ngày trong năm 2015.
Dù giảm nhập khẩu dầu từ Iran trong năm 2017, Trung Quốc lại nhập nhiều hơn trong năm nay khi ông Trump chuẩn bị ra quyết định về thỏa thuận hạt nhân. Theo ClipperData, Iran đã giao hàng 766.000 thùng dầu cho Trung Quốc trong tháng 3 và gần 700.000 thùng trong tháng 4.
Xem thêm >> Ông Trump 'đá xoáy' cựu Tổng thống Obama
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.