Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
"Tôi nghĩ rằng Kim Jong-un đã làm một việc tốt với chính bản thân ông ấy và đất nước của ông ấy. Các con tin đã được thả với sự tôn trọng. Chúng tôi đã không phải trả gì cho họ. Họ được tự do mà không mất gì còn những người kia được giải thoát bằng 1,8 tỷ USD tiền mặt. Các bạn có tin được điều đó không?", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu một ngày sau khi 3 tù nhân Mỹ từ Triều Tiên "nguyên vẹn trở về”.
“Những người kia” mà ông Trump nhắc tới chính là bốn công dân Mỹ được Iran phóng thích khoảng 2 năm trước.
Năm 2016, Chính phủ Mỹ đã đồng ý chuyển khoản tiền thỏa thuận bồi thường 1,7 tỷ USD cho Iran. Đây là số tiền liên quan tới thương vụ mua bán vũ khí giữa hai bên trước cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979 nhưng cuối cùng Mỹ lại không bán cho Iran.
Vụ việc đã được Tòa án Quốc tế The Hague thụ lý và ra phán quyết Mỹ phải bồi thường cho Iran 1,7 tỷ USD, bao gồm 400 triệu USD bị đóng băng tại ngân hàng Mỹ từ năm 1981 và 1,3 tỷ USD tiền lãi. Con số lúc đầu mà Iran đòi Mỹ bồi thường là 10 tỷ USD.
Về phần mình, chính quyền Tổng thống Obama đã phủ nhận mối liên hệ giữa khoản thanh toán này với kế hoạch trao đổi tù nhân.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ cũng thừa nhận phái đoàn đàm phán của Iran về vấn đề trao đổi tù nhân từng tuyên bố họ muốn nhận một thứ gì hữu hình như tiền mặt. Trong khi truyền thông Iran dẫn lời nhiều quan chức quốc phòng cấp cao Iran nói rằng khoản tiền này chính là tiền chuộc. Bộ Ngoại giao Iran thì từ chối bình luận.
Thời điểm diễn ra vụ “chuyển tiền” trùng thời điểm bốn công dân Mỹ bị giam ở Tehran được phóng thích. Trong số các công dân Mỹ được phía Iran trả tự do có hai công dân Mỹ bị bắt trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama.
Tổng thống Donald Trump và Phu nhân Melania rạng sáng 10/5 đã tới St Andrews, Mỹ, để đón ba công dân Mỹ bị giam giữ tại Triều Tiên vừa được nước này trả tự do.
Theo New York Times, việc Triều Tiên trả tự do cho các tù nhân Mỹ, trong đó cả 3 đều là người Mỹ gốc Hàn, được xem là động thái rõ rệt nhất của Bình Nhưỡng nhằm cải thiện quan hệ song phương với Mỹ kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền hồi tháng 1 năm ngoái. Hành động này dường như đã gạt bỏ đi rào cản cuối cùng trước khi Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tổ chức hội nghị thượng đỉnh lịch sử, dự kiến vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau.
Tổng thống Trump rất hoan hỉ với quyết định thả người của Triều Tiên. Thậm chí, nhà lãnh đạo Mỹ còn công khai nói đùa rằng ông xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực ngoại giao của mình.
“Không ai nghĩ rằng chuyện này sẽ xảy ra, và nếu có xảy ra đi chăng nữa thì cũng phải mất nhiều năm nhiều nhiều thập niên nữa, thẳng thắn mà nói là như vậy. Tôi trân trọng ông Kim Jong-un vì đã làm điều này và cho phép họ về nước”, ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngay sau khi phía Triều Tiên thả người.
Báo Nhật Mainichi Shimbun ngày 11/5 dẫn lời một nhà đàm phán quốc tế cao cấp cho Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tham gia cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore vào ngày 12/6.
Nếu điều này xả ra thì có khả năng nữa là cuộc gặp 3 bên giữa Triều Tiên, Trung Quốc và Mỹ (là bên đương sự đã ký vào Hiệp đình đình chiến giai đoạn 1950-1953) sẽ diễn ra. Đây cũng là thông tin mà người phụ trách đàm phán quốc tế của Hội đồng an ninh Mỹ cho biết.
Trung Quốc là nước chi viện lớn nhất của Triều Tiên kể từ khi Binh Nhưỡng tiến hành công cuộc xây dựng đất nước. Trong khi đó, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, ông Tập Cận Bình cũng đã 2 lần gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, khẳng định vai trò của ông trong các cuộc hội đàm diễn ra giữa Hàn Quốc-Triều Tiên vừa qua và Mỹ-Triều sắp tới và có thể là Nhật-Triều. Ông Tập cho rằng đây là sự kiện ngoại giao hàng đầu của khu vực và thế giới tại thời điểm này.
Tổng thống Donald Trump cũng nhận thức rõ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cá nhân ông Tập Cận Bình đối với Triều Tiên. Chính vì lẽ đó, trong cuộc họp gần đây nhất vào ngày 9/5 với nội các Mỹ, ông Trump đã tỏ ý cám ơn ông Tập vì đã hỗ trợ hết sức cụ thể để hiện thực hóa cuộc gặp Mỹ-Triều.
“"Nếu Triều Tiên có hành động chắc chắn để mau chóng giải trừ hạt nhân, nước Mỹ cũng sẵn sàng để hợp tác, giúp họ đạt tới sự thịnh vượng tương đương với những người bạn Hàn Quốc của chúng tôi”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung Wha, ngày 11/5 tại Washington.
"Chúng tôi đã trò chuyện cởi mở, trao đổi về những vấn đề hết sức phức tạp, những thách thức, các quyết định chiến lược mà chủ tịch Kim sẽ phải đưa ra", ông Pompeo chia sẻ về kết quả cuộc đàm phán của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới đây.
Cũng theo ông Pompeo, trong thảo luận, nhà lãnh đạo Triều Tiên bày tỏ rõ ràng mong muốn xúc tiến quá trình giải trừ hạt nhân và đặt ra nhiều câu hỏi, chẳng hạn ông ấy có được chuẩn bị để tiến hành quá trình đó không.
"Chúng tôi sẽ yêu cầu một chương trình thẩm định hết sức chặt chẽ, một điều chúng tôi sẽ tiến hành với các đối tác trên toàn thế giới để đạt được kết quả đó", ông Pompeo nói.
Tuy nhiên ông cũng bày tỏ quan điểm tích cực, lạc quan: "Tôi tin tưởng là chúng tôi đã có cách hiểu chung về kết quả mà nguyên thủ các bên mong muốn, cụ thể là Tổng thống Trump và chủ tịch Kim, nhưng tôi nghĩ Tổng thống Moon cũng vậy".
Ngoại trưởng Hàn Quốc chia sẻ quan điểm lạc quan của ông Pompeo, khẳng định không có sự khác biệt nào trong cách tiếp cận về vấn đề này giữa Washington và Seoul.
Xem thêm >> Ba tù nhân được Triều Tiên phóng thích nói gì?
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.