'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ năm 2019.
Theo báo cáo, nửa đầu năm nay, Vicem ghi nhận 14.367 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn doanh thu thuần đến từ bán xi măng với 12.495 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91%; còn lại là doanh thu bán Clinker (1.360 tỷ đồng, giảm 18,5%, chiếm tỷ trọng 9,5%) và các doanh thu khác.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp ở mức 2.634 tỷ đồng, tăng 12%.
Trong kỳ, "ông lớn" ngành xi măng này cũng ghi nhận 53,6 tỷ đồng doanh thu tài chính, giảm 45%; cùng với đó là 133 tỷ đồng lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết, giảm 52%.
Về chi phí, chi phí tài chính nửa đầu năm của Vicem ở mức 475 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí lãi vay), giảm nhẹ 4,3% so với nửa đầu năm ngoái. Trong khi đó, chi phí bán hàng ở mức 604 tỷ đồng, tăng 13%; chi phí quản lý doanh nghiệp 562 tỷ đồng, tăng 16%.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, Vicem lãi sau thuế 1.024 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính đến hết ngày 30/6/2019, tổng tài sản của Vicem đạt 42.425 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,6% so với hồi đầu năm. Phần lớn tài sản tập trung ở tài sản cố định với 23.164 tỷ đồng, hàng tồn kho với 4.616 tỷ đồng và các khoản đầu tư tài chính dài hạn (chủ yếu là các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết) với 4.316 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Vicem đến hết ngày 30/6/2019 ở mức 20.982 tỷ đồng, tăng 2,1% so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức 21.442 tỷ đồng, giảm 3,1%; trong đó tổng nợ vay ở mức 14.305 tỷ đồng, giảm 3%.
Vicem lãi ròng nghìn tỷ nửa đầu năm 2019
Theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, có 93 doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, trong đó có Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem).
Báo cáo kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của Công ty mẹ - Vicem của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, khi thực hiện kiểm toán kết quả xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, Kiểm toán Nhà nước xác định tài sản Vicem thời điểm tháng 10/2018 là 28.227 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 27.803 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo định giá xác định tài sản doanh nghiệp chỉ là 27.057 tỷ đồng (vốn Nhà nước 26.633 tỷ đồng).
Điều này đồng nghĩa, tổng tài sản doanh nghiệp cũng như tổng giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã bị chênh lệch thấp hơn 1.169 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến việc định giá tài sản doanh nghiệp giữa Kiểm toán Nhà nước với Vicem và đơn vị kiểm toán độc lập - Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC có sự chênh lệch cả nghìn tỷ đồng như trên được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra do giá trị doanh nghiệp đã không được tính giá trị quyền khai thác khoáng sản của một số công ty con trực thuộc Vicem và tính toán chưa đầy đủ giá trị đất đai vào giá trị doanh nghiệp.
"Phản pháo" lại nội dung trên, phía Vicem cho biết thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của tổng công ty này tại 0h ngày 1/10/2018. Trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, ngày 15/1/2019, Vicem đã có văn bản số 99/Vicem-TGV trình Bộ Xây dựng, Ban chỉ đạo cổ phần hóa Vicem bộ Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0h ngày 1/10/2018.
Ngày 18/3/2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 509/BXD-KHTC gửi Kiểm toán Nhà nước đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - Vicem.
Tại văn bản này, Bộ Xây dựng đã có ý kiến: “Giá trị doanh nghiệp của Vicem chưa tính đến lợi thế giá trị quyền khai thác các mỏ do chưa có hướng dẫn”.
Nguyên nhân được Bộ Xây dựng đưa ra là do Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần chưa có hướng dẫn cụ thể việc xác định giá trị quyền khai thác mỏ khi cổ phần hóa doanh nghiệp.
"Theo kết quả kiểm toán giá trị doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước tại văn bản số 348/KTNN-TH ngày 29/7/2019, Kiểm toán Nhà nước chưa xác định giá trị quyền khai thác khoáng sản trong giá trị doanh nghiệp của Vicem, mà lưu ý và tạm xác định giá trị quyền khai thác khoáng sản là 1.193.899.328.000 đồng. Vì vậy, không thể cho rằng Vicem “quên tính” hay “để thiếu” hàng nghìn tỷ đồng trước khi cổ phần hóa", phía Vicem cho hay.
Trong một văn bản khác từ Bộ Tài chính gửi sang Bộ Xây dựng về đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vicem trước khi doanh nghiệp này chính thức cổ phần hóa, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Xây dựng tăng cường kiểm tra, giám sát Vicem trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn.
Văn bản lưu ý bên cạnh các khoản đầu tư hiệu quả, Vicem còn nhiều khoản đầu tư có hiệu quả không cao như Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn, Hải Vân…; một số công ty có số lỗ lũy kế lớn như Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long và Sông Thao, Sông Đà 12, Tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai.
Cụ thể hơn, văn bản của Bộ Tài chính cho hay Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp có lỗ lũy kế là 1.103,25 tỷ đồng, mất an toàn về tài chính nghiêm trọng; Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng đến cuối 2018 có số lỗ lũy kế là 240 tỷ đồng, hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn là 0,53 cho thấy công ty vẫn còn khó khăn, việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn cho thấy Công ty vẫn mất cân đối về tài chính,
Cùng với đó, Công ty Xi măng Hạ Long có số lỗ lũy kế tại thời điểm ngày 31/12/2018 là 3.580 tỷ đồng; Công ty Xi măng Sông Thao lỗ lũy kế là 410 tỷ đồng…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.