Tupperware phá sản: Kết cục buồn vì không theo kịp thời đại

Quỳnh Anh - 20/09/2024 17:28 (GMT+7)

(VNF) - Từng được xem là “tượng đài đồ nhựa gia dụng Mỹ”, trong hồ sơ xin phá sản nộp lên tòa án, Tupperware cho biết việc tập trung vào bán hàng trực tiếp đã trở thành điểm yếu "chí mạng" khiến tình hình tài chính ngày càng tệ hơn.

Nộp đơn bảo hộ phá sản theo Chương 11

Tupperware, nổi tiếng khắp thế giới với các hộp đựng thực phẩm bằng nhựa đầy màu sắc, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 (Phá sản theo Chương 11 cho phép các công ty giải quyết các vấn đề tài chính bằng cách tái cấu trúc ) vào ngày 17/9, sau nhiều năm mất uy tín và gặp khó khăn về tài chính.

Bà Laurie Ann Goldman, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tupperware Brands Corporation, cho biết trong một tuyên bố: "Trong vài năm qua, tình hình tài chính của công ty đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức".

Việc nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 tự nguyện của Tupperware mang lại cho công ty này và một số công ty con nhất định cơ hội bán cho các bên cho vay hoặc người mua bên ngoài để bảo vệ thương hiệu đã hơn 75 năm tuổi này.

Công ty có ý định tiếp tục hoạt động và tiến hành quá trình đấu thầu kéo dài 30 ngày để tìm người mua toàn bộ công ty.

Susannah Streeter, giám đốc tiền tệ và thị trường tại nền tảng đầu tư Hargreaves Lansdown của Anh, cho biết: "Bữa tiệc đã kết thúc đối với Tupperware". Vẫn còn cơ hội tìm được người mua cho doanh nghiệp này, nhưng với việc nhựa không được người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường coi trọng, việc khôi phục thương hiệu sẽ là một cuộc đấu tranh gian nan".

Theo hồ sơ tòa án, công ty có 812 triệu USD nợ, phần lớn trong số đó được các nhà đầu tư nợ khó đòi mua với mức chiết khấu lớn vào tháng 7. Những người cho vay mới này đã tìm cách tịch thu tài sản của Tupperware bao gồm cả tài sản trí tuệ như thương hiệu của công ty, thúc đẩy công ty tìm kiếm sự bảo vệ phá sản, Tupperware cho biết.

Tupperware có tài sản ước tính từ 500 triệu đến 1 tỷ USD, trong khi nợ phải trả ước tính từ 1-10 tỷ USD. Công ty này liệt kê số lượng chủ nợ từ 50.001 đến 100.000 người.

James Gellert, chủ tịch điều hành của công ty phân tích tài chính RapidRatings, cho biết: "Ngay cả với bảng cân đối kế toán được tái cấu trúc gần đây và sự thúc đẩy tài chính tạm thời, đòn bẩy tài chính cao, doanh số giảm và biên lợi nhuận thu hẹp của Tupperware vẫn là vấn đề quá lớn để có thể vượt qua".

Công ty đã cố gắng thay đổi tình hình kinh doanh trong nhiều năm sau khi báo cáo doanh số bán hàng giảm trong nhiều quý.

Chi phí nhân công, vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu thô như hạt nhựa tăng vọt sau đại dịch cũng gây áp lực lên hoạt động kinh doanh của công ty.

Những hộp nhựa đầy màu sắc là đặc trưng của Tupperware.

Bán hàng trực tiếp không còn là điểm mạnh

Trong nhiều thập kỷ, Tupperware đã trở thành cái tên quen thuộc, không chỉ vì các loại hộp đựng mà còn vì hoạt động tiếp thị bán hàng trực tiếp đến tận nhà, với một đội ngũ đại lý độc lập trưng bày sản phẩm tại những "bữa tiệc Tupperware".

Công ty hoạt động bùng nổ nhất vào những năm 1950, khi phụ nữ thế hệ sau chiến tranh tổ chức "tiệc Tupperware" tại nhà để bán những chiếc hộp đựng này.

Việc bán hàng trực tiếp của Tupperware nổi tiếng đến nỗi ai cũng biết rằng: "Nếu bạn mua tupperware trong một cửa hàng trước tháng 10/2022, thì khả năng cao đó không phải hàng chính hãng".

Phải đến tháng 6/2022, Tupperware mới mở một cửa hàng trên Amazon.com. Vào tháng 10 cùng năm, công ty bắt đầu bán hàng hóa của mình trên Target.com. Có thể nói Tupperware đã chậm chân trong việc bán hàng thông qua hai trong số những nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất tại Mỹ.

Tim Calkins, giáo sư tiếp thị tại Trường Kinh doanh Kellogg của Northwestern, cho biết thực tế là Tupperware đã chuyển từ mô hình bán hàng trực tiếp sang Target là một "sự thừa nhận" rằng mô hình kinh doanh cốt lõi của họ không hiệu quả. Trong khi một số doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng trong đại dịch, sự suy giảm của Tupperware không phải là đột ngột.

“Công ty đã dần mất đi sức hút. Họ không sa sút hoàn toàn mà chỉ trở nên yếu hơn trong nhiều năm”, ông Calkins nói.

Tupperware cho biết gần 90% doanh số của họ đến từ các kênh bán hàng trực tiếp vào năm 2023. Đây là một con số cao đáng kinh ngạc, đặc biệt khi xét đến việc thương mại điện tử đã xuất hiện từ những năm 1990.

Tuy nhiên, doanh số bán hàng của công ty đã giảm trong những năm gần đây đại dịch Covid-19 và lạm phát cũng như những ảm đạm từ nền kinh tế vĩ mô làm cho hiệu quả của hoạt động bán hàng trực tiếp giảm mạnh.

Mặc dù cố gắng đưa các sản phẩm của mình vào các cửa hàng bán lẻ cũng như các nền tảng bán hảng trực tuyến, nhưng sự thay đổi muộn màng này dường như không thể cứu vãn được tình hình công ty.

Công ty có trụ sở tại Orlando, Florida này đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong những năm gần đây.

Tupperware đã gióng lên hồi chuông cảnh báo vào tháng 4/2023 khi công ty tiết lộ trong hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý rằng họ có thể phá sản. Công ty có trụ sở tại Florida cho biết vào thời điểm đó, nếu không tìm được thêm tiền mặt, họ sẽ không còn khả năng tài trợ cho hoạt động của mình nữa.

Tupperware đã tìm thấy phao cứu sinh 4 tháng sau đó, khi đạt được thỏa thuận với các chủ nợ để giảm nghĩa vụ thanh toán lãi suất của mình xuống 150 triệu USD. Nhưng tình hình tài chính của công ty vẫn suy giảm sau thỏa thuận này.

Tháng 6 năm nay, Tupperware thông báo sẽ đóng cửa vĩnh viễn cơ sở tại Hemingway, Nam Carolina, sa thải 148 nhân viên. Việc sa thải dự kiến bắt đầu vào tháng 9 và nhà máy sẽ đóng cửa từ tháng 1/2025.

Có còn cơ may?

Nếu thẩm phán chấp thuận đơn xin phá sản, Tupperware sẽ thực hiện chiến lược xoay chuyển tình thế. Tupperware cho biết họ có kế hoạch tiếp tục bán hàng trong suốt quá trình phá sản thông qua Lực lượng bán hàng, trực tuyến và tại các cửa hàng bán lẻ.

Nhưng công ty cho biết họ cũng sẽ xin tòa án chấp thuận "để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bán doanh nghiệp nhằm bảo vệ thương hiệu mang tính biểu tượng của mình và thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển đổi của Tupperware thành một công ty công nghệ số hóa hàng đầu".

Công ty có nói về ý nghĩa của cụm từ “ưu tiên kỹ thuật số, dẫn đầu công nghệ”, nhưng có lẽ một phần là để ám chỉ chiến lược biến doanh số bán hàng trực tuyến thành một phần lớn hơn trong doanh thu của công ty.

Tupperware cho biết trụ cột chính trong kế hoạch phục hồi của công ty “là tăng cường tập trung vào tiếp thị và quảng cáo để nắm bắt nhu cầu hiện tại và tạo ra thêm doanh số bán hàng”.

Tupperware Brands Corporation được thành lập vào năm 1946 bởi nhà hóa học Earl Tupper. Công ty có trụ sở tại Orlando, Florida, Mỹ.

Cổ phiếu của công ty được giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán New York với mã chứng khoán “TUP”.

Mức giá cao nhất mọi thời đại của cổ phiếu là trên 74 USD/cổ phiếu vào tháng 4/2017. Hiện tại, cổ phiếu TUP có giá dưới 51 cent một cổ phiếu. Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Tupperware đã giảm hơn 74%.

Theo CNN, Fox News, FC, WSJ
Làn sóng phá sản 'tấn công' ngành bán dẫn Trung Quốc

Làn sóng phá sản 'tấn công' ngành bán dẫn Trung Quốc

Tài chính quốc tế
(VNF) - Tờ China Times mới đây đưa tin ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phải đối mặt với ngày càng nhiều dự án còn dang dở khi hàng loạt công ty phá sản.
Cùng chuyên mục
Giá vàng nhẫn lập kỷ lục mới, vượt 80 triệu đồng

Giá vàng nhẫn lập kỷ lục mới, vượt 80 triệu đồng

(VNF) - Giá vàng nhẫn trong nước hôm nay tăng mạnh theo thị trường thế giới, đắt hơn 1 triệu đồng mỗi lượng, lần đầu tiên vượt 80 triệu đồng/lượng.

Đám mây sắc đỏ gây tranh cãi: Có phải là 'thiên tượng' cảnh báo động đất?

Đám mây sắc đỏ gây tranh cãi: Có phải là 'thiên tượng' cảnh báo động đất?

(VNF) - Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Lương Ngọc Huỳnh cho rằng, khi "thiên tượng" là một đám mây có màu sắc đỏ bất thường cần phải lưu ý về khả năng động đất; còn chuyên gia thời tiết Huy Nguyễn lại khẳng định, đó hoàn toàn là một hiện tượng tự nhiên bình thường.

Bế mạc Hội nghị Trung ương 10, bầu bổ sung 2 Ủy viên UBKT Trung ương

Bế mạc Hội nghị Trung ương 10, bầu bổ sung 2 Ủy viên UBKT Trung ương

(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung 2 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, gồm: Phó Bí thư Tỉnh uỷ Khánh Hoà Hà Quốc Trị và Vụ trưởng Vụ Địa bàn I, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đinh Văn Cường.

Ông chủ Lâu đài nghìn tỷ Thành Thắng tại Ninh Bình: Bất ngờ rời ghế nóng, rút về phía sau

Ông chủ Lâu đài nghìn tỷ Thành Thắng tại Ninh Bình: Bất ngờ rời ghế nóng, rút về phía sau

(VNF) - Thành Thắng Group và ông chủ Đỗ Văn Tiến bắt đầu được chú ý với việc sở hữu tòa lâu đài Thành Thắng 1.000 tỷ tại tỉnh Ninh Bình.

Một nhà mạng chi 300 tỷ tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng

Một nhà mạng chi 300 tỷ tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng

(VNF) - Toàn bộ khách hàng đang sử dụng điện thoại 2G của mạng Viettel chưa có điều kiện chuyển đổi lên 4G sẽ được hỗ trợ chuyển đổi điện thoại 4G miễn phí.

Mark Zuckerberg đeo đồng hồ hơn 6 tỷ, chỉ sản xuất 5 chiếc mỗi năm

Mark Zuckerberg đeo đồng hồ hơn 6 tỷ, chỉ sản xuất 5 chiếc mỗi năm

(VNF) - CEO Meta từng chia sẻ chưa bao giờ thực sự muốn mua đồng hồ nhưng sau khi nhìn thấy chiếc đồng hồ này, ông đã nghĩ lại.

Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới Aramco muốn xây nhà máy lọc dầu tại Việt Nam

Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới Aramco muốn xây nhà máy lọc dầu tại Việt Nam

(VNF) - Mới đây, đoàn công tác của Aramco, tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới, đã tới Việt Nam, tìm hiểu thị trường và bày tỏ mong muốn đầu tư nhà máy lọc dầu.

Thiết kế trường Victoria Nam Sài Gòn giành giải Kiến trúc Quốc tế tại Chicago (Mỹ)

Thiết kế trường Victoria Nam Sài Gòn giành giải Kiến trúc Quốc tế tại Chicago (Mỹ)

(VNF) - Trường quốc tế song ngữ Victoria Nam Sài Gòn đã giành Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế - The International Architecture Awards (IAA) - giải thưởng uy tín và lâu đời về kiến trúc trên thế giới do Bảo tàng Kiến trúc và Thiết kế Chicago (Mỹ) sáng lập.

PV GAS và hành trình 34 năm ‘dám nghĩ, dám làm’

PV GAS và hành trình 34 năm ‘dám nghĩ, dám làm’

(VNF) - Năm 2024, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) bước sang tuổi 34 với những thành tựu đáng tự hào, gắn với sự phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp khí Việt Nam.