'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới đang đẩy tỷ giá USD (tỷ giá VND/USD) lên cao. Tuần qua, tỷ giá USD tại nhiều ngân hàng thương mại đã vượt mốc 23.000 VND/USD ở chiều bán ra.
Hiện tỷ giá trung tâm đang được giao dịch ở mức 22.650 VND/USD. Với biên độ dao động 3%, các ngân hàng được phép tăng giá USD lên đến 23.329 đồng.
Theo thống kê của VietnamFinance, tỷ giá VND/USD từ đầu năm đến nay đã tăng khoảng 1,1%. Đây là mức tăng khá mạnh nếu biết rằng trong 2 năm trước đó (từ đầu năm 2016 đến hết năm 2017), tỷ giá VND/USD tăng chưa đến 1%.
Mặc dù không ít doanh nghiệp coi việc tỷ giá USD tăng là niềm vui nhưng với nhiều tập đoàn lớn đang vay nợ rất nhiều từ nước ngoài bằng đồng USD, đây hẳn là điều đáng lo lắng.
Trường hợp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là ví dụ điển hình của việc ảnh hưởng tiêu cực từ biến động tăng của tỷ giá VND/USD.
Theo bà Hồ Ngọc Yến Phương – Trưởng Ban Tài chính PVN, rủi ro về tỷ giá là rủi ro chính, trọng yếu nhất mà các doanh nghiệp ngành dầu khí thường gặp phải. Đối với các doanh nghiệp của PVN hiện có tổng mức giao dịch bằng ngoại tệ thường xuyên hàng năm khoảng 5 – 7 tỷ USD thì mức độ ảnh hưởng của biến động tỷ giá là rất lớn.
Thông tin từ PVN cho biết, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) có giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí chiếm hơn 80%. Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) phải thanh toán nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài khoảng 850 triệu USD/năm. Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) có nhu cầu khoảng 1 tỷ USD/năm để trả tiền mua dầu thô nguyên liệu và trả nợ vay có gốc ngoại tệ.
Cùng với đó, Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGAS) phải mua USD phục vụ nhập khẩu LPG và thanh toán cho các nhà thầu cung cấp máy móc thiết bị, công trình dầu khí. Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) nhu cầu ngoại tệ để trả nợ vay bằng ngoại tệ để đầu tư nhà máy điện, trong khi đó, nguồn thu từ bán khí, xăng dầu, điện trong nước của đơn vị ngày chủ yếu thu bằng VND.
Tại Công ty mẹ - PVN, theo kế hoạch hàng năm, đơn vị này cần mua thêm khoảng 500 triệu USD để đáp ứng nhu cầu thanh toán sau khi cân đối các nguồn thu và chi ngoại tệ.
PVN hiện có dư nợ ngoại tệ khoảng 4 tỷ USD. Giai đoạn 2017 – 2020, PVN cần thanh toán bằng ngoại tệ khoảng hơn 4 tỷ USD nữa. PVN cũng cần nguồn tài trợ cho chuỗi dự án khí trọng điểm Lô B, Cá Voi Xanh… khoảng trên 5 tỷ USD. Các dự án nhà máy nhiệt điện (Thái Bình 2, Long Phú 2, Sông Hậu 1) có nhu cầu vốn ngoại tệ trên 2 tỷ USD.
Trong bối cảnh biến động tỷ giá USD theo chiều hướng tăng, thời gian đầu tư dài đã làm gia tăng đáng kể nợ vay và tổng mức đầu tư dự án thuộc PVN, qua đó ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của PVN.
Theo ước tính từ PVN, tỷ giá biến động khoảng 2% sẽ dẫn đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 1.800 tỷ đồng.
Thị trường thế giới hiện vẫn đang diễn biến cực kỳ phức tạp, đặc biệt, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang có nguy cơ biến thành chiến tranh thương mại, đồng USD theo đó đang trong xu hướng tăng “chưa biết điểm dừng”. Diễn biến này hẳn đang khiến PVN nói riêng và các doanh nghiệp phải trả nợ nhiều bằng đồng USD “lo ngay ngáy”.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.