Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thông tin Tập đoàn Tân Hoàng Minh muốn đơn phương, tự nguyện chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất 3-12 thuộc khu chức năng số 3, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) đã lan truyền trên mạng mấy ngày qua. Phía tập đoàn cũng đã ra thông cáo báo chí, lý giải rõ ràng về quyết định này với báo chí. Thông tin này ngay lập tức khiến thị trường bất động sản (BĐS) dậy sóng. Nhiều người đặt câu hỏi về số phận của mảnh đất vàng kia và động thái của các cơ quan chức năng liên quan.
Chiều 12/1, người phát ngôn của UBND TP. HCM, ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng, cho biết đến thời điểm này, Văn phòng UBND TP. HCM chưa nhận được bất kỳ văn bản chính thức nào của Tập đoàn Tân Hoàng Minh hay Công ty TNHH Đầu tư BĐS Ngôi Sao Việt (thuộc tập đoàn) về việc hủy hợp đồng mua đấu giá tài sản lô đất 3-12. Khi nhận được văn bản chính thức của tập đoàn thì UBND sẽ có hướng xử lý cụ thể và thông tin cho báo chí được biết.
Ông Toàn khẳng định việc đấu giá các lô đất được TP tiến hành chặt chẽ, đúng chủ trương, quy định của pháp luật. Quá trình tổ chức đấu giá cũng được thực hiện rất chặt chẽ theo quy định, công khai và minh bạch. Hiện các bên liên quan đang trong quá trình thực hiện kết quả của buổi đấu giá theo các hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.
“Nếu cá nhân và tổ chức nào có ý kiến khác thì sẽ được xem xét, giải quyết căn cứ trên các điều khoản của hợp đồng và theo quy định của pháp luật”, ông Toàn nói.
Chánh Văn phòng UBND TP nhấn mạnh TP luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trúng đấu giá thực hiện dự án sớm và cũng kiên quyết chống hiện tượng thổi giá, đầu cơ đất đai.
Trong khi đó, ông Ngụy Cao Thắng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản nhà nước tại TP. HCM, cũng cho biết trung tâm chưa nhận được bất cứ văn bản nào của Tân Hoàng Minh về việc hủy hợp đồng.
“Để xử lý vụ việc này phải dựa trên các văn bản chính thức của bên trúng đấu giá gửi cho trung tâm”, ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, nếu Tân Hoàng Minh hủy hợp đồng tại thời điểm này thì lô đất trên vẫn là đất công thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Cơ quan chức năng sẽ xem xét, xử lý theo quy định và có thể tiến hành đấu giá lại.
Theo luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP. HCM), nếu Tập đoàn Tân Hoàng Minh có văn bản xin hủy kết quả mua bán đấu giá thì căn cứ theo Điều 73 Luật Đấu giá tài sản 2016, các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu. Như vậy, quyền sử dụng lô đất sẽ được trả về Trung tâm Quỹ đất TP. HCM.
Doanh nghiệp trả giá cao thứ hai - Công ty Capital One Financial - cũng không đương nhiên được xem là đơn vị trúng đấu giá. Lý do là việc buổi đấu giá đã kết thúc từ lâu, hơn nữa, giá đấu của Capital One Financial trả trong lần ra giá thứ 69 cộng với khoản tiền đặt trước chỉ có 24.388,5 tỷ đồng, chưa bằng giá đã trả của Tân Hoàng Minh. Ngoài ra, luật còn quy định rõ người trả giá liền kề phải chấp nhận mua tài sản đấu giá thì mới được xem xét chấp thuận.
Trên thực tế đã có những tiền lệ xấu về việc người tham gia đấu giá bỏ giá cao ngất rồi sau đó bỏ cọc không mua nữa. Để tránh tình trạng này, ông Cường đề xuất nên điều chỉnh, bổ sung Luật Đấu giá tài sản 2016 theo hướng “lọc” năng lực tài chính doanh nghiệp ngay từ lúc đặt cọc; buộc “nộp bổ sung” tiền đặt trước ngay sau khi trúng đấu giá hoặc văn bản bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng.
Nói về số tiền trúng đấu giá cao bất thường của Tân Hoàng Minh, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng đã có những ý kiến bảo vệ mức giá “khủng” này vì tập đoàn dự kiến làm nên những dự án tầm cỡ, giá trị cao…
“Việc bỏ đấu giá quá cao khiến mặt bằng giá được đẩy lên, khi doanh nghiệp không mua nữa lại khiến thị trường trở nên khó đoán. Việc Ngân hàng Nhà nước có động thái cảnh tỉnh các ngân hàng thương mại như thời gian qua về việc cấp tín dụng là rất cần thiết. Chúng ta cần có kinh nghiệm trong việc này”, ông Long nhìn nhận.
Một chuyên viên đấu giá cho biết theo Luật Đấu giá tài sản, trường hợp hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá sẽ dẫn đến hủy kết quả đấu giá. Sau khi hủy kết quả thì Công ty Ngôi Sao Việt sẽ mất khoản tiền đặt trước gần 600 tỷ đồng, tương đương bằng 20% mức giá khởi điểm của lô đất. Khoản tiền đặt trước này sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản sẽ thuộc về ngân sách nhà nước. Sự việc của Tân Hoàng Minh là một bài học cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia đấu giá các BĐS có giá trị lớn. Một nhà đầu tư ngoài xét về tính khả thi, tiềm năng của tài sản đấu giá thì cần phải đủ nội lực gánh vác kết quả mình đã đưa ra. Trúc Phương |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.