Ukraine khóa van dầu Nga: Hungary cầu cứu, EU ‘thờ ơ’
(VNF) - Trong khi Hungary và Slovakia muốn Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng tác động tới Ukraine để thay đổi quyết định chặn trung chuyển dầu Nga thì nhiều đại sứ EU dường như không đồng tình với yêu cầu này.
Thế khó của EU
Hungary và Slovakia hiện đang cố gắng viện vào các quy định của EU nhằm bảo vệ quyền tiếp cận một sản phẩm giảm giá mà hầu như các thành viên khác trong khối đều muốn tránh xa, chính là dầu mỏ Nga.
Động thái này diễn ra sau khi Ukraine vào tháng trước đã áp đặt lệnh trừng phạt nhằm chặn công ty dầu mỏ tư nhân lớn nhất của Nga là Lukoil vận chuyển dầu thô qua đường ống tới Trung Âu. Động thái này làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở Hungary. 70% lượng dầu nhập khẩu của Hungary là đến từ Nga và Lukoil cung cấp một nửa trong số đó.
Hungary và Slovakia đã viện dẫn luật lệ, lập luận rằng các hình phạt này vi phạm thỏa thuận thương mại năm 2014 giữa Ukraine và EU và yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành của EU, can thiệp.
Yêu cầu này đã khiến EU rơi vào thế khó. Các quan chức biết rằng họ phải tuân thủ theo quy định và đã làm như vậy. Họ đưa ra nhiều tuyên bố cho biết họ đang xem xét các sự việc và tìm phương án giải quyết.
Nhưng phía sau “hậu trường" và trong các cuộc thảo luận giữa các nhà ngoại giao EU, một số nhà ngoại giao tức giận cho rằng mọi nước khác trong EU đều tìm cách tránh xa dầu mỏ của Nga trong khi Hungary và Slovakia vẫn tiếp tục mua dầu của nước này. Hungary thậm chí còn tăng cường nhập khẩu dầu của Nga, khiến lãnh đạo nhiều nước đặc biệt tức giận.
Những lời phàn nàn này xuất hiện khi sự mâu thuẫn của EU đối với Budapest ngày càng tăng khi ngày càng nhiều quốc gia tỏ ra không đồng tình với Thủ tướng Hungary Viktor Orbán vì mối quan hệ thân thiết với Nga và những nỗ lực liên tục nhằm trì hoãn lệnh trừng phạt.
Slovakia cũng đang ngày càng khiến EU khó chịu, khi Thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy Robert Fico xoay trục theo hướng ủng hộ Nga hơn và đình chỉ viện trợ quân sự do nhà nước tài trợ cho Ukraine.
Các chuyên gia cho rằng điều này khiến EC khó có thể tiếp nhận lời yêu cầu can thiệp từ cả hai nước.
Sự “cứng đầu” của Hungary
Sau khi Nga động binh với Ukraine năm 2022, EU đã áp đặt lệnh cấm vận đối với việc nhập khẩu dầu của Nga, một trong những nguồn thu chính cho nỗ lực chiến sự của Điện Kremlin.
Tuy nhiên, thỏa thuận này miễn trừ nguồn cung cấp qua đường ống Druzhba tới Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc để các quốc gia này có thời gian tìm nguồn cung cấp thay thế, với kỳ vọng rằng họ sẽ thực hiện việc này một cách nhanh chóng.
Đức và Ba Lan, những nước cũng nhập khẩu nguồn cung từ Druzhba, đã ngừng mua dầu thô của Nga vào năm ngoái. Cộng hòa Séc đặt mục tiêu chấm dứt nhập khẩu từ Moscow vào năm 2025, trong khi Slovakia cũng đã bắt đầu nâng cấp nhà máy lọc dầu chính của mình để chế biến nhiều dầu thô không phải của Nga.
Nhưng Hungary đã chọn đi theo hướng ngược lại, không những không giảm bớt mà nước này còn tăng lượng dầu nhập khẩu qua đường ống lên 50% so với năm 2021. Budapest cũng đã ký các thỏa thuận mới với tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga.
Và hiện nay, Hungary và Slovakia muốn nhận được sự giúp đỡ của EU. Tại cuộc họp của cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại chính của EU vào tuần trước, hai nước đã yêu cầu EC bắt đầu tham vấn chính thức với Ukraine về lệnh cấm, với lý do theo luật, cơ quan hành pháp EU có ba ngày để can thiệp.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết Ủy ban đã từ chối hai nước này với lý do họ cần thêm thời gian để đánh giá khiếu nại và không có nghĩa vụ phải phản hồi nhanh như vậy.
Theo các nhà ngoại giao, cơ quan điều hành EU từng tuyên bố rằn trong một số trường hợp, Ukraine có thể đình chỉ một số phần của thỏa thuận thương mại vì lý do an ninh.
Chiến thuật đe dọa
Cảm nhận được sự phản đối từ bên trong khối, Hungary và Slovakia đã dùng đến chiến thuật đe dọa trong khi âm thầm tìm kiếm các lựa chọn khác.
Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Péter Szijjártó cho biết nước này sẽ tiếp tục trì hoãn viện trợ quân sự của EU cho Ukraine cho đến khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, đồng thời cho biết thêm rằng quốc gia này cung cấp 42% lượng điện nhập khẩu của Ukraine.
Tổng thống Slovakia Peter Pellegrini thì cảnh báo Ukraine nên "sắp xếp mọi thứ càng sớm càng tốt" nếu không Slovakia "cuối cùng sẽ phải thực hiện một số biện pháp trả đũa".
Vào ngày 30/7, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã đe dọa sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu diesel sang Ukraine trừ khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Các quan chức chính phủ hàng đầu của Slovakia trước đây đã ám chỉ rằng họ cũng có thể ngừng cung cấp điện cho Ukraine.
Cả Hungary và Slovakia hiện đang phải đối mặt với giá năng lượng tăng đột biến và tình trạng thiếu hụt nhiên liệu trong những tuần tới. Các nhà máy lọc dầu của họ cũng phải đối mặt với "rủi ro tín dụng đáng kể", cơ quan xếp hạng Fitch cho biết vào tuần trước.
Theo ông Martin Vladimirov, giám đốc năng lượng tại Trung tâm nghiên cứu dân chủ, họ cũng có những lựa chọn khác để tìm nguồn cung ứng, bao gồm tăng cường nhập khẩu dầu thô không phải của Nga từ Croatia thông qua đường ống Adria.
Trong khi đó, Thủ tướng Slovakia đã đề xuất một "giải pháp kỹ thuật" chưa xác định để khôi phục nguồn cung bị chặn sau cuộc họp với Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal.
Ông Gergely Gulyás, một trợ lý của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, cũng cho biết đất nước này đang khám phá "một lỗ hổng pháp lý cho phép dầu được chuyển giao bởi một bên không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt".
Theo ông Vladimirov, họ có thể tăng lượng nhập khẩu qua Druzhba từ Kazakhstan hoặc các công ty Nga khác sử dụng đường ống này bao gồm Gazprom Neft hoặc Rosneft, những công ty không bị trừng phạt.
“Trên thực tế, họ đã hưởng lợi trực tiếp về mặt kinh tế từ vị trí gần với thị trường Ukraine bằng cách bán lại các nguồn năng lượng giá rẻ của Nga với mức giá cao ngất ngưởng trong khi vẫn giữ nguồn cung cấp vũ khí và đồng thời cũng là con ngựa thành Troy của Nga ở châu Âu”, ông Vladimirov cho hay.
Hungary yêu cầu EU ‘xuống tay’ với Ukraine vì chặn dầu Nga
- Bạn đồng minh Trung Quốc lại ‘giáng một đòn’ vào kinh tế Nga 30/07/2024 08:00
- EU âm thầm tăng nhập khí đốt Nga: Hà Lan ‘báo động’ sự lệ thuộc của châu Âu 29/07/2024 04:08
- Chi tiêu cho chiến sự tăng vọt làm tổn hại nền kinh tế Nga 28/07/2024 08:45
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.