Vẽ lại bản đồ năng lượng, châu Âu vẫn ổn khi thiếu khí đốt Nga

Bích Hợp - 10/10/2024 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Thực tế cho thấy châu Âu vẫn xoay xở được các nguồn nhiên liệu thay thế khí đốt của Nga. Tuy nhiên, việc chấm dứt hợp đồng vận chuyển khí đốt thông qua Ukraine vào cuối năm nay có thể gây tốn kém cho các nước như Áo, Slovakia và Hungary.

“Khí đốt có thể thay thế được. Chúng ta hãy tiếp tục”, đó là logic mà nhiều quan chức châu Âu đã áp dụng khi một thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD giữ cho khí đốt của Nga được bơm qua Ukraine vào Liên minh châu Âu (EU) sắp hết hạn vào cuối năm. Và dữ liệu cho thấy quan điểm này khá đúng đắn: EU nói chung có thể tìm những nguồn cung khí đốt khác thay thế Nga.

Tuy nhiên, đối với một số quốc gia, chủ yếu là Áo, Slovakia và Hungary, viễn cảnh này đặt ra một tình thế "tiến thoái lưỡng nan" tốn kém có thể lan rộng khắp châu Âu.

Không giống như phần lớn các nước trong khối, ba nước này vẫn chưa “cai” được khí đốt của Nga. Đường ống dẫn khí đốt của Ukraine đã cung cấp liên kết quan trọng. Khi liên kết đó bị cắt bỏ, bộ ba này có thể sớm cần các giải pháp thay thế. Trong khi các lựa chọn vẫn còn, bất kỳ thay đổi nào so với hiện tại đều sẽ phải chịu chi phí gia tăng.

Châu Âu vẽ lại bản đồ năng lượng

Sau khi Nga đưa quân tới Ukraine vào đầu năm 2022, sự phụ thuộc lớn của châu Âu vào khí đốt của Nga đã trở thành vấn đề cấp bách khi Moscow cắt đứt dòng chảy qua đường ống Nord Stream và Yamal-Europe, được xem là hai tuyến kết nối năng lượng quan trọng với EU.

Nhưng châu Âu đã nhanh chóng cân bằng lại. Các quốc gia ven biển đã xây dựng năng lực để tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ những nơi như Mỹ, trong khi các hợp đồng mới được lập ra. Đến năm 2023, khí đốt đường ống của Nga chỉ chiếm 8% lượng năng lượng nhập khẩu của EU, giảm so với mức hơn 40% vào năm 2021 .

Tuy nhiên, một số đường ống vẫn tiếp tục bơm khí đốt, bao gồm một đường ống quanh co qua Ukraine và hoạt động theo hợp đồng trước khi chiến sự nổ ra.

Đối với toàn bộ EU, chỉ có khoảng 5% lượng khí đốt nhập khẩu của khối vào năm 2023 đi qua tuyến đường Ukraine.

Nhưng đối với Trung và Đông Âu, con đường này rất quan trọng. Bị bao quanh bởi biển, các quốc gia này không dễ dàng chuyển sang nhập khẩu LNG và vẫn tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga.

Ông Samantha Gross, giám đốc Sáng kiến An ninh Năng lượng và Khí hậu tại Viện Brookings, cho biết: “Đây không phải là một phần lớn trong tổng nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu, nhưng lại là nguồn cung cấp thực sự quan trọng cho những nơi khí đốt được vận chuyển đến”.

Vào đúng tròn 2 năm Nga đưa quân tới Ukraine, Áo đã đưa tin về việc vẫn phụ thuộc 98% vào khí đốt của Nga, phần lớn là qua Ukraine. Slovakia cũng đã nhận được vài tỷ mét khối khí đốt qua đường ống, trong khi Hungary nhận được ít khí đốt của Nga hơn qua Ukraine, nhưng nhìn chung vẫn phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng của Moscow.

Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cảnh báo rằng nguy cơ đường ống dẫn khí đốt Ukraine bị phá hủy sẽ gây ra “sự bất ổn quan trọng” cho châu Âu vào mùa đông năm nay.

“Mặc dù khí đốt của Nga quá cảnh qua Ukraine chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu khí đốt của EU vào năm 2023, việc dừng các luồng khí đốt quá cảnh này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến một số thị trường Trung và Đông Âu cũng như Moldova”, báo cáo cho biết.

Giải pháp đề xuất

Hiện nay, các nước EU phụ thuộc vào đường ống dẫn khí đốt của Ukraine về cơ bản đang nhận được khí đốt của Nga với giá rẻ nhất có thể mà không cần phải phụ thuộc vào bên trung gian bán lại với giá cao hơn.

“Nếu nguồn khí đốt đó bị cắt, họ sẽ được kết nối với phần còn lại của châu Âu, [vì vậy] họ có thể tiếp cận được nguồn cung cấp. Nhưng thay vì ở đầu đường ống … họ sẽ ở cuối đường ống”, ông Gross cho biết.

Việc bị đẩy xuống cuối đường ống sẽ là một sự bất tiện lớn. Sẽ cần những hợp đồng mới, những tuyến đường mới được thiết kế. Cho dù là LNG uốn lượn từ bờ biển hay khí đốt đường ống từ các quốc gia khác để thay thế nguồn đầu vào bị mất của Nga, dù bằng cách nào, chi phí cũng sẽ rất lớn.

Theo ông Gross, nếu khí đốt đó được đưa vào châu Âu dưới dạng LNG, thì gần như chắc chắn nó sẽ đắt hơn khí đốt đường ống của Nga bởi lý do quan trọng khiến châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt đường ống của Nga ngay từ đầu là vì nó rẻ.

Cùng chung quan điểm, ông Christoph Halser, nhà phân tích khí đốt và LNG của RystadEnergy, cho hay "vấn đề chủ yếu nằm ở giá cả, chứ không phải ở sản lượng".

Hiện Slovakia và Áo đã tìm được nguồn khí đốt thay thế thông qua các thỏa thuận với các nước lân cận như Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Hungary có thể trì hoãn và tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt của Nga thông qua Serbia.

Tất cả các giải pháp thay thế này đều có giá của nó, có thể là LNG đắt hơn hoặc, trong trường hợp của Hungary, là sự phụ thuộc vào một đường ống duy nhất. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, khí đốt vẫn sẽ tiếp tục chảy.

Đường ống dẫn khí đốt của Ukraine cũng có thể tiếp tục bơm khí. Trong khi Kyiv từ chối đàm phán gia hạn trực tiếp với Moscow, các cuộc đàm phán đang diễn ra với Azerbaijan giàu nhiên liệu hóa thạch để tiếp quản các hợp đồng.

Tuy nhiên, vẫn còn câu hỏi liệu Azerbaijan có thể sản xuất đủ khí đốt để thay thế toàn bộ lượng khí đốt xuất khẩu trước đây của Nga hay không - hay liệu nước này chỉ đóng vai trò trung gian, đổi tên "khí đốt Nga" thành "khí đốt Azerbaijan" trước khi chuyển qua đường ống dẫn khí đốt của Ukraine.

"Rất khó có khả năng bất kỳ loại khí đốt nào được bán dưới dạng khí đốt có nguồn gốc từ Azerbaijan thực chất lại có nguồn gốc từ Azeri", ông Aura Săbăduș, một chuyên gia về thị trường khí đốt tại công ty tình báo hàng hóa khổng lồ ICIS, cho biết.

"Azerbaijan không có năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ở Nam, Trung và Đông Âu và không có khả năng được Nga cho phép sử dụng mạng lưới đường ống của mình để vận chuyển khí đốt", ông nhận định thêm.

Các chuyên gia cho rằng, ngay cả trong kịch bản đó, giá cả vẫn có khả năng tăng nhẹ. Và tất nhiên, Nga sẽ được hưởng lợi.

Theo POLITICO
Chi phí chiến sự tăng cao, Nga đẩy nhanh các biện pháp khắc phục kinh tế

Chi phí chiến sự tăng cao, Nga đẩy nhanh các biện pháp khắc phục kinh tế

Tài chính quốc tế
(VNF) - Việc Ngân hàng Trung ương Nga liên tục tăng lãi suất và có khả năng tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong tháng này cho thấy tác động liên tục của chiến sự và những hệ luỵ đối với nền kinh tế Nga.
Cùng chuyên mục
Cuộc ‘biến động’ tại An Phát Holdings: Đã tìm ra người ngồi 'ghế nóng'

Cuộc ‘biến động’ tại An Phát Holdings: Đã tìm ra người ngồi 'ghế nóng'

(VNF) - Ông Nguyễn Lê Thăng Long là người tiếp quản "ghế nóng" sau khi nhà sáng lập Phạm Ánh Dương rời An Phát Holdings.

Đón dòng vốn tỷ USD: Bình Dương, Đồng Nai tăng tốc xây KCN

Đón dòng vốn tỷ USD: Bình Dương, Đồng Nai tăng tốc xây KCN

(VNF) - Để thu hút nhà đầu tư và các dòng vốn mới, tỉnh Bình Dương chuẩn bị đầu tư thực hiện 10 KCN, Đồng Nai dự kiến có thêm 15 KCN.

'Cậu ấm' tạo siêu ứng dụng 2 tỷ USD, chiếm lĩnh toàn Đông Nam Á

'Cậu ấm' tạo siêu ứng dụng 2 tỷ USD, chiếm lĩnh toàn Đông Nam Á

(VNF) - Sinh ra đã 'ngậm thìa vàng' nhưng chàng trai này đã tự gây dựng cho mình một sự nghiệp lừng lẫy, ứng dụng của anh đã thống lĩnh toàn Đông Nam Á.

Giải đua xe địa hình lớn nhất Việt Nam VOC 2024

Giải đua xe địa hình lớn nhất Việt Nam VOC 2024

(VNF) - Giải đua xe địa hình Việt Nam (Vietnam Offroad PVOIL Cup - VOC 2024) sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 1-3/11) với sự tham gia của 70 đội đua và 140 vận động viên ở 4 phân hạng.

Vina Thủ Đô và TMT muốn làm khu dân cư 310 tỷ ở Hải Dương

Vina Thủ Đô và TMT muốn làm khu dân cư 310 tỷ ở Hải Dương

(VNF) - Dự án Đầu tư xây dựng Khu dân cư mới Vườn Đào, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, đã được 2 nhà đầu tư đăng ký thực hiện.

'Hà Nội - Bản hùng ca phố': Nhớ về ngày Giải phóng Thủ đô

'Hà Nội - Bản hùng ca phố': Nhớ về ngày Giải phóng Thủ đô

(VNF) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội - Bản hùng ca phố".

Chờ giá chung cư giảm: Điều 'không khả thi'

Chờ giá chung cư giảm: Điều 'không khả thi'

(VNF) - Ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển Kinh doanh OneHousing, cho rằng việc nhiều người vẫn đang chờ chung cư giảm giá là không khả thi.

Chủ tịch Quảng Nam tiết lộ 'đại gia' ngoại quan tâm Sân bay Chu Lai

Chủ tịch Quảng Nam tiết lộ 'đại gia' ngoại quan tâm Sân bay Chu Lai

(VNF) - Thông tin từ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng, Tập đoàn Adani của Ấn Độ và Vietjet đang nghiên cứu tiền khả thi đầu tư sân bay Chu Lai.

Để doanh nghiệp, khu vực tư nhân thực sự lớn mạnh?

Để doanh nghiệp, khu vực tư nhân thực sự lớn mạnh?

(VNF) - Đằng sau những thống kê về tăng trưởng và phát triển của một quốc gia chính là câu chuyện doanh nghiệp. Thắng, thua, thành bại cũng ở doanh nghiệp.