Boeing ngừng đàm phán, rút lại đề nghị tăng lương cho 33.000 công nhân

Hải Đăng - 09/10/2024 15:23 (GMT+7)

(VNF) - Boeing ngày 8/10 cho biết họ đã rút lại lời đề nghị tăng lương cho khoảng 33.000 công nhân đang đình công sau khi các cuộc đàm phán với đại diện công đoàn đi vào bế tắc.

Đình công quy mô lớn

Các nhà máy của công ty tại khu vực Puget Sound đã dừng hoạt động từ ngày 13/9 khi khoảng 33.000 thợ máy thuộc công đoàn đã đình công sau khi các cuộc đàm phán về hợp đồng mới bị đình trệ. Cuộc đình công đã kéo dài sang tuần thứ 4 vì công ty và công đoàn vẫn chia rẽ về vấn đề tăng lương và chế độ trợ cấp hưu trí.

Boeing và công đoàn đã tổ chức vòng đàm phán mới nhất với các nhà trung gian liên bang vào đầu tuần nhưng các cuộc đàm phán đã sụp đổ và các bên vẫn rơi vào thế bế tắc gay gắt, không có dấu hiệu sẽ sớm được giải quyết, một người được thông báo về các cuộc đàm phán cho biết.

Công nhân nhà máy Boeing tập trung gần lối vào một cơ sở sản xuất ở Renton, Washington, Mỹ ngày 13/9 (Ảnh: REUTERS/Matt Mills McKnight)

Bà Stephanie Pope, Tổng giám đốc điều hành bộ phận máy bay thương mại của Boeing, cho hay công ty đã cải thiện mức lương theo hợp đồng trong các cuộc đàm phán tuần này nhưng công đoàn không xem xét các đề xuất này.

“Thay vào đó, công đoàn đưa ra những yêu cầu không thể thương lượng, vượt xa những gì có thể chấp nhận nếu chúng ta muốn duy trì khả năng cạnh tranh với tư cách là một doanh nghiệp”, bà Pope cho biết trong một lưu ý dành cho nhân viên.

"Các cuộc đàm phán tiếp theo không còn ý nghĩa vào thời điểm này và lời đề nghị của chúng tôi đã bị rút lại”, bà Stephanie nêu rõ, đồng thời lưu ý rằng Boeing đã thực hiện các bước để bảo toàn tiền mặt.

Tháng trước, Boeing đã công bố cái mà họ gọi là lời đề nghị "tốt nhất và cuối cùng" dành cho người lao động khi đề xuất mức tăng 30% trong vòng 4 năm - thấp hơn mức 40% mà công đoàn yêu cầu. Công đoàn cho biết một cuộc khảo sát các thành viên của họ cho thấy điều đó là chưa đủ.

Các cuộc đàm phán đổ vỡ trong tuần này nghĩa là cuộc đình công sẽ tiếp tục. Việc ngừng hoạt động sẽ khiến Boeing thiệt hại hơn 1 tỷ USD mỗi tháng, S&P Global Ratings ngày 8/10 nhận định khi đưa ra triển vọng tiêu cực cho xếp hạng tín dụng của "gã khổng lồ" hàng không vũ trụ Mỹ.

Reuters đưa tin trước đó vào ngày 8/10 rằng hãng sản xuất máy bay này đang xem xét các lựa chọn để huy động hàng tỷ USD thông qua việc bán cổ phiếu trong khi các nhà máy sản xuất máy bay bán chạy nhất 737 MAX và 767 và 777 của hãng đang đóng cửa.

Cản trở khả năng phục hồi

Những tác động đầu tiên của cuộc đình công dường như đã khiến Boeing giao ít máy bay hơn vào tháng 9 so với những tháng gần đây.

Trong thông báo đưa ra ngày 8/10, Boeing cho hay họ đã giao 33 máy bay vào tháng 9, giảm so với mức 40 máy bay vào tháng 8, 43 máy bay vào tháng 7 và 44 máy bay vào tháng 6.

Do hoạt động tại các nhà máy ở Renton và Everett tạm thời dừng lại, Boeing sẽ tiếp tục chứng kiến ​​tác động của cuộc đình công đến tốc độ giao hàng trong tháng 10.

Máy bay 737 MAX đang được lắp ráp tại nhà máy Boeing 737 vào ngày 25/6 tại Renton. (Ảnh: Jennifer Buchanan/Công nhân nhà máy Boeing tập trung trên một hàng rào biểu tình trong ngày đầu tiên của cuộc đình công gần lối vào một cơ sở sản xuất ở Renton, Washington, Hoa Kỳ, ngày 13 tháng 9 năm 2024. REUTERS/Matt Mills McKnightThe Seattle Times)

Ngay cả trước khi xảy ra tranh chấp lao động, Boeing đã làm chậm tiến độ làm việc tại các nhà máy của mình sau khi Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) áp giới hạn 38 máy bay phản lực mỗi tháng sau sự cố máy bay Boeing 737 Max-9 rơi cửa ở độ cao gần 5.000 m vào tháng 1 bởi lỗi lắp ráp.

Boeing vẫn chưa đạt được tốc độ sản xuất đó sau khi chậm lại để tập trung vào chất lượng và an toàn. Hiện tại, cuộc đình công đang diễn ra có thể khiến việc tăng sản lượng đó thậm chí còn xa tầm với hơn nữa, các nhà phân tích dự đoán.

Trong bối cảnh Boeing vẫn đang chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý và phải đối mặt với tình trạng chậm trễ sản xuất cùng nợ nần chồng chất, các nhà phân tích cho biết việc ngừng hoạt động kéo dài có thể cản trở đáng kể khả năng phục hồi của công ty sau sự cố an toàn hồi tháng 1.

Tổng đơn hàng của Boeing cũng giảm đáng kể theo năm. Công ty nhận được 315 đơn đặt hàng tính đến cuối tháng 9 năm nay, giảm so với 848 đơn hàng cùng kỳ năm ngoái.

Công ty báo cáo có 65 đơn đặt hàng gộp trong tháng 9, bao gồm các đơn đặt hàng cho 54 máy bay 737 MAX và 11 máy bay chở hàng 777. CBD Aviation, một công ty con của một công ty cho thuê máy bay Trung Quốc, đã đặt hàng 50 trong số 54 máy bay 737 MAX đó vào giữa tháng 9.

Boeing không có bất kỳ đơn hàng nào bị hủy hoặc chuyển đổi trong tháng 9, nhưng khi tính đến các nguyên tắc kế toán cho các nhà sản xuất Mỹ, tổng đơn hàng của Boeing trong tháng là âm 1.

Lượng đơn hàng tồn đọng của công ty đã tăng từ 5.490 vào cuối tháng 8 lên 5.456 vào cuối tháng 9.

Theo Reuters, CNBC
Công nhân Samsung Ấn Độ đình công hơn 4 tuần sau loạt đàm phán thất bại

Công nhân Samsung Ấn Độ đình công hơn 4 tuần sau loạt đàm phán thất bại

Tài chính quốc tế
(VNF) - Hơn 1.500 công nhân tại cơ sở sản xuất của Samsung Ấn Độ tại Sriperumbudur, Tamil Nadu đã đình công trong hơn 4 tuần mặc dù đã có nhiều vòng đàm phán giữa các công đoàn lao động, ban quản lý Samsung và các quan chức chính quyền Tamil Nadu, theo người phát ngôn của Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist (CPI-M).
Cùng chuyên mục
Đầu tư chứng chỉ quỹ: Ngày càng 'sốt' nhờ xu hướng tích sản thời công nghệ

Đầu tư chứng chỉ quỹ: Ngày càng 'sốt' nhờ xu hướng tích sản thời công nghệ

(VNF) - Sự phát triển của công nghệ kết hợp với sự mở rộng của các kênh phân phối đã giúp gia tăng sự nhận diện của các nhà đầu tư đối với sản phẩm chứng chỉ quỹ, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư cá nhân có nhu cầu tích sản.

Thắng lớn trên 'sân nhà' Đông Anh, Tập đoàn HC của ông Nguyễn Văn Mạnh tiềm lực ra sao?

Thắng lớn trên 'sân nhà' Đông Anh, Tập đoàn HC của ông Nguyễn Văn Mạnh tiềm lực ra sao?

(VNF) - Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), Công ty cổ phần Tập đoàn HC của ông Nguyễn Văn Mạnh trở thành nhà thầu "quen mặt" khi liên tiếp trúng nhiều gói thầu, với tổng giá trị lên tới hơn 600 tỷ đồng.

Thu ngân sách giáo dục vượt 34% kế hoạch nhờ các cơ sở đào tạo thuộc bộ, ngành

Thu ngân sách giáo dục vượt 34% kế hoạch nhờ các cơ sở đào tạo thuộc bộ, ngành

(VNF) - Thu ngân sách giáo dục năm 2024 vượt 34% so với kế hoạch nhờ nguồn thu bộ, ngành tăng trưởng tương đối nhanh. Ở chiều ngược lại, chi ngân sách giáo dục chủ yếu dành cho địa phương, còn ngân sách trung ương (do các bộ, ngành trung ương trực tiếp quản lý và sử dụng) chỉ chiếm 9,54%.

Nhân vật giàu nhất làng cầu thủ: Tài sản trăm nghìn tỷ, gấp chục lần Ronaldo lẫn Messi

Nhân vật giàu nhất làng cầu thủ: Tài sản trăm nghìn tỷ, gấp chục lần Ronaldo lẫn Messi

(VNF) - Mathieu Flamini, cựu cầu thủ của Arsenal hiện sở hữu khối tài sản lên tới hàng chục tỷ USD.

VinaCapital: TTCK Việt Nam sẽ được MSCI nâng hạng vào năm 2026

VinaCapital: TTCK Việt Nam sẽ được MSCI nâng hạng vào năm 2026

(VNF) - Chuyên gia VinaCapital cho rằng Việt Nam sẽ được FTSE và MSCI xếp hạng là thị trường mới nổi lần lượt vào năm 2025 và 2026.

Việt Hưng Group: Tổng thầu thi công nhà máy dệt may 1.000 tỷ không có giấy phép

Việt Hưng Group: Tổng thầu thi công nhà máy dệt may 1.000 tỷ không có giấy phép

(VNF) - Dự án nhà máy Dệt may Nam Ích Thái Thắng được xây dựng tại Cụm công nghiệp Thái Thắng có tổng mức đầu tư trên 1.090 tỷ đồng do Công ty TNHH South Asia Knitwear Limited thuộc Tập đoàn Nam Ích (Hồng Kông) làm chủ đầu tư; Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Hưng là đơn vị tổng thầu thi công.

3 nữ doanh nhân Việt lọt top phụ nữ quyền lực nhất châu Á

3 nữ doanh nhân Việt lọt top phụ nữ quyền lực nhất châu Á

(VNF) - Tạp chí Fortune đã phát hành danh sách những Phụ nữ Quyền lực nhất châu Á 2024, dẫn đầu là bà Grace Wang, Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành nhà sản xuất Luxshare - một trong những đối thủ của Foxconn tại Trung Quốc. Đáng chú ý, trong danh sách có 3 nữ doanh nhân của Việt Nam.

Những cây cầu bắc qua sông Hồng: Biểu tượng phát triển của Thủ đô

Những cây cầu bắc qua sông Hồng: Biểu tượng phát triển của Thủ đô

(VNF) - Những cây cầu bắc qua sông Hồng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giao thông mà còn là biểu tượng của sự phát triển hạ tầng và lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Những công trình này giúp kết nối các vùng miền, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực.

Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

(VNF) - Năm 1986, với tuyên ngôn “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần”, thực chất cốt lõi là cho phép kinh tế tư nhân phát triển và chuyển sang kinh tế thị trường (KTTT), công cuộc “Đổi Mới” đã tạo một bước ngoặt lịch sử cho nền kinh tế Việt Nam.

Áp lực CBAM: Thuế carbon và sự ứng phó của Việt Nam

Áp lực CBAM: Thuế carbon và sự ứng phó của Việt Nam

(VNF) - Từ ngày 1/1/2026, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ chính thức áp dụng. Theo đó, EU sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào thị trường này. Mức thuế dựa trên độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.