Công nhân Samsung Ấn Độ đình công hơn 4 tuần sau loạt đàm phán thất bại
(VNF) - Hơn 1.500 công nhân tại cơ sở sản xuất của Samsung Ấn Độ tại Sriperumbudur, Tamil Nadu đã đình công trong hơn 4 tuần mặc dù đã có nhiều vòng đàm phán giữa các công đoàn lao động, ban quản lý Samsung và các quan chức chính quyền Tamil Nadu, theo người phát ngôn của Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist (CPI-M).
- Công nhân Samsung Ấn Độ đình công quy mô lớn, hơn 100 người bị bắt 16/09/2024 04:00
Cuộc đình công bắt đầu vào đầu tháng 9, leo thang sau khi Công đoàn nhân viên Samsung Ấn Độ lên tiếng lo ngại về chênh lệch tiền lương, giờ làm việc quá mức và phúc lợi kém. Nhiều nhân viên, thậm chí một số người đã làm việc hơn một thập kỷ, kiếm được chưa đến 30.000 rupee (357,3 USD) một tháng.
Ngoài ra, người lao động còn kêu gọi giảm ca làm việc 9 giờ hiện tại xuống còn 8 giờ, đồng thời sử dụng hợp lý thời gian nghỉ phép được cấp phép của họ.
Trong vài tuần qua, đã có nhiều vụ bắt giữ và thả tự do liên quan đến cuộc đình công của công nhân Samsung tại Tamil Nadu. Vào ngày 30/9, cảnh sát ở quận Kanchipuram đã bắt giữ gần 900 công nhân đình công, trong đó có ông A Soundararajan, chủ tịch tiểu bang của Trung tâm Công đoàn Ấn Độ (CITU), nhưng đã được thả vào cùng ngày.
Người phát ngôn của CPI(M) nói với South First rằng mặc dù đã đàm phán năm vòng với ban quản lý Samsung nhưng vẫn chưa đạt được tiến triển đáng kể nào.
Ông Muthukumar, Chủ tịch Liên đoàn Công nhân Samsung Ấn Độ, nhấn mạnh sự thất vọng của người lao động, lưu ý rằng các yêu cầu của họ đã bị bỏ qua trong một thời gian dài.
Chính quyền Tamil Nadu đã vào cuộc để làm trung gian hòa giải tranh chấp, giao nhiệm vụ cho ba bộ trưởng cấp cao là TRB Rajaa (Công nghiệp), TM Anbarasan (Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa) và CV Ganesan (Phúc lợi lao động và Phát triển kỹ năng) để giám sát các cuộc đàm phán. Các bộ trưởng đã tổ chức 5 vòng thảo luận với đại diện công đoàn và công ty, nhưng không đạt được đột phá nào. Theo một nguồn tin của chính phủ, các cuộc đàm phán này dự kiến sẽ tiếp tục trong những ngày tới.
Bất chấp cuộc đình công đang diễn ra, Samsung vẫn khẳng định rằng hoạt động sản xuất vẫn không bị ảnh hưởng và họ đã tuân thủ chính sách "Không làm việc, không trả lương" trong suốt cuộc đình công.
Trong khi ban quản lý Samsung đã bày tỏ mong muốn thảo luận về tiền lương và phúc lợi, thì công đoàn đang thúc đẩy cam kết mạnh mẽ hơn trong việc cải thiện điều kiện làm việc và mức lương công bằng.
Cuộc đình công đã thu hút sự chú ý của nhiều nhóm chính trị và lao động trên khắp Tamil Nadu, gây thêm áp lực lên cả chính phủ và công ty để đạt được một giải pháp nhanh chóng.
Các bộ trưởng tham gia đàm phán đã thúc giục cả ban quản lý Samsung và người lao động tìm ra giải pháp có lợi cho cả hai bên.
Ngày 8/10, Samsung Electronics ước tính lợi nhuận hoạt động trong quý III vào khoảng 9,1 nghìn tỷ won (6,78 tỷ USD), thấp đáng kể so với mức 10,3 nghìn tỷ won theo ước tính của LSEG SmartEstimate.
Theo báo cáo, hoạt động kinh doanh ở mảng thiết kế chip và sản xuất theo hợp đồng của Samsung tiếp tục thua lỗ trong quý III vì hãng đang phải cạnh tranh với công ty dẫn đầu là TSMC của Đài Loan (Trung Quốc).
Doanh số bán của các điện thoại gập cao cấp cũng có khả năng gây thất vọng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, vốn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các đối thủ Trung Quốc như Huawei.
Tháng 9 vừa qua, Samsung thông báo cắt giảm 30% nhân sự ở nước ngoài tại một số bộ phận, phản ánh những thách thức mà công ty đang phải đối mặt.
Một số nguồn tin cho hay kế hoạch cắt giảm quy mô lớn sẽ được triển khai vào cuối năm nay và sẽ tác động đến việc làm trên khắp châu Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi.
Samsung đưa ra lời xin lỗi dài dòng sau kết quả đáng thất vọng
- Trung Quốc ra ‘quy tắc ngầm’ với chip Nvidia? 08/10/2024 09:45
- Công nghiệp ô tô phương Tây mắc kẹt trong ‘cuộc chiến sống còn’ với Trung Quốc 08/10/2024 08:45
- Cổ phiếu Nvidia tăng nóng, tài sản CEO Jensen Huang ‘đè bẹp’ vốn hoá Intel 07/10/2024 03:39
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.