Công nhân Samsung Ấn Độ đình công quy mô lớn, hơn 100 người bị bắt

Hải Đăng - 16/09/2024 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Cảnh sát đã bắt giữ 104 công nhân đình công phản đối mức lương thấp tại một nhà máy của Samsung Electronics ở miền nam Ấn Độ khi họ đang lên kế hoạch tuần hành vào ngày 16/9 mà không được phép, hãng tin Reuters dẫn thông tin từ các quan chức Ấn Độ cho hay.

Biểu tình quy mô lớn bước sang tuần thứ 2

Việc bắt giữ đánh dấu sự leo thang của cuộc đình công tại một nhà máy sản xuất đồ gia dụng Samsung gần Chennai ở tiểu bang Tamil Nadu, Ấn Độ.

Hơn 1.000 công nhân muốn tăng lương đã đình công trong một tuần, làm gián đoạn hoạt động sản xuất đóng góp khoảng 1/3 doanh thu hàng năm của Samsung tại Ấn Độ là 12 tỷ USD.

Các cuộc biểu tình của Samsung đã phủ bóng đen lên kế hoạch của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài "Sản xuất tại Ấn Độ" (Make in India) và tăng gấp ba sản lượng sản phẩm điện tử lên 500 tỷ USD trong 6 năm.

Công nhân của một cơ sở Samsung đình công để yêu cầu tăng lương tại nhà máy Sriperumbudur. (Ảnh: Reuters)

Bị thu hút bởi nguồn lao động giá rẻ, các công ty nước ngoài ngày càng có xu hướng dịch chuyển đến Ấn Độ để sản xuất nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ ngoài Trung Quốc.

Vào ngày 16/9, những công nhân tại nhà máy Samsung đã lên kế hoạch bắt đầu một cuộc tuần hành phản đối, nhưng đã bị bắt giữ vì không có giấy phép vì có trường học và bệnh viện trong khu vực đó, cảnh sát cấp cao của quận Kancheepuram K. Shanmugam cho biết.

"Khu vực chính sẽ bị tê liệt hoàn toàn và (cuộc biểu tình sẽ) gây mất an ninh công cộng. Chúng tôi đã giam giữ họ tại các hội trường tiệc cưới vì không thể tập trung tất cả tại các đồn cảnh sát", ông Shanmugam nói thêm.

Từ tuần trước, công nhân Samsung đã biểu tình tại một lều trại tạm bợ gần nhà máy. Họ yêu cầu Samsung tăng lương, cải thiện giờ làm việc và công nhận một liên đoàn được hỗ trợ bởi nhóm lao động có ảnh hưởng là Trung tâm Công đoàn Ấn Độ (CITU).

Samsung không muốn công nhận bất kỳ tổ chức công đoàn nào được một nhóm lao động quốc gia như CITU hậu thuẫn, và các cuộc đàm phán với công nhân cũng như các quan chức chính quyền tiểu bang đều không mang lại bất kỳ giải pháp nào.

Cuộc đình công làm tăng thêm những thách thức cho Samsung tại Ấn Độ, một thị trường tăng trưởng quan trọng.

Công ty Hàn Quốc này đang có kế hoạch cắt giảm tới 30% nhân viên ở nước ngoài tại một số bộ phận, bao gồm cả ở Ấn Độ.

Samsung không trả lời yêu cầu bình luận vào ngày 16/9, nhưng vào cuối tuần trước họ cho biết đã bắt đầu thảo luận với công nhân tại nhà máy Chennai "để giải quyết mọi vấn đề sớm nhất có thể".

Đoạn video từ đối tác ANI của Reuters cho thấy hàng chục công nhân Samsung mặc đồng phục áo sơ mi xanh của công ty được đưa bằng xe buýt đến hội trường.

Nhà máy Samsung tuyển dụng khoảng 1.800 công nhân và hơn 1.000 người trong số họ đã đình công. Nhà máy sản xuất các thiết bị như tủ lạnh, TV và máy giặt. Một nhà máy khác của Samsung sản xuất điện thoại thông minh ở tiểu bang Uttar Pradesh phía bắc hiện không có bất ổn.

A. Jenitan, một lãnh đạo CITU, nói với Reuters rằng cảnh sát cũng đã bắt giữ một trong những lãnh đạo cấp cao của họ là E. Muthukumar, người đang lãnh đạo các cuộc biểu tình của Samsung tại nhà máy gần Chennai.

"Những người lao động đã được yêu cầu quay trở lại lều (đình công)", ông nói.

Viên chức cảnh sát Kancheepuram Shanmugam cho biết không có mốc thời gian cụ thể về việc những công nhân này sẽ bị giam giữ trong bao lâu.

Đối mặt cáo buộc vi phạm luật cạnh tranh

Hãng tin Reuters mới đây đưa tin cuộc điều tra chống độc quyền do Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ (CCI) thực hiện cho thấy Amazon và Flipkart đã vi phạm luật cạnh tranh khi ưu tiên một số nhà bán lẻ và gây thiệt hại cho các công ty khác.

Các chi nhánh tại Ấn Độ của năm doanh nghiệp gồm Samsung, Xiaomi, Motorola, Realme và OnePlus cũng bị cáo buộc đã tham gia vào việc ra mắt điện thoại độc quyền và vi phạm luật cạnh tranh khi móc nối với Amazon và các công ty liên kết của sàn thương mại điện tử này.

Trong trường hợp của Flipkart, báo cáo CCI cho biết các chi nhánh tại Ấn Độ của Samsung, Xiaomi, Motorola, Vivo, Lenovo và Realme đã thực hiện các hành vi tương tự.

Ông G.V. Siva Prasad, Giám đốc phụ trách của CCI, cho hay độc quyền trong kinh doanh là điều không thể chấp nhận. Hành vi này không đi ngược với cạnh tranh tự do và công bằng mà còn đi ngược lại lợi ích của người tiêu dùng.

Dữ liệu của Counterpoint Research cho thấy Samsung của Hàn Quốc và Xiaomi của Trung Quốc là hai trong số những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Ấn Độ, cùng nắm giữ gần 36% thị phần, trong khi Vivo của Trung Quốc chiếm 19%.

Công ty tư vấn Bain & Company ước tính thị trường bán lẻ điện tử của Ấn Độ sẽ vượt 160 tỷ USD vào năm 2028, tăng từ mức 57-60 tỷ USD vào năm 2023.

Theo Reuters
Công nhân Samsung Ấn Độ tiếp tục đình công quy mô lớn, gây gián đoạn sản xuất

Công nhân Samsung Ấn Độ tiếp tục đình công quy mô lớn, gây gián đoạn sản xuất

Tài chính quốc tế
(VNF) - Khoảng 900 nhân viên, chiếm một nửa lực lượng lao động tại nhà máy Samsung ở Chennai, Ấn Độ, tiếp tục đình công sang ngày thứ 5. Cuộc đình công đang làm gián đoạn sản xuất tại đơn vị thiết bị tiêu dùng, chủ yếu sản xuất tivi, tủ lạnh và máy giặt.
Cùng chuyên mục
VCB Digibank thêm tính năng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ

VCB Digibank thêm tính năng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ

(VNF) - Vietcombank vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bảo bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank.

Hà Nội ra tiêu chí xác định giá đất, áp dụng luôn từ hôm nay 16/9

Hà Nội ra tiêu chí xác định giá đất, áp dụng luôn từ hôm nay 16/9

(VNF) - Từ hôm nay (16/9), quy định về các tiêu chí xác định giá đất cụ thể trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ chính thức có hiệu lực.

Không có trụ đỡ, VN-Index ‘lịm dần’, mất mốc 1.240 điểm

Không có trụ đỡ, VN-Index ‘lịm dần’, mất mốc 1.240 điểm

(VNF) – Nhóm VN30 chỉ có duy nhất 1 cổ phiếu ghi nhận sắc xanh trong phiên 16/9, hệ quả là VN-Index mất mốc 1.240 điểm, phần nào cho thấy TTCK chưa thể gượng dậy sau ảnh hưởng từ bão lũ tại miền Bắc.

Thanh Hoá ra 'tối hậu thư’ cho siêu dự án Aeon Mall 4.200 tỷ đồng

Thanh Hoá ra 'tối hậu thư’ cho siêu dự án Aeon Mall 4.200 tỷ đồng

(VNF) - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi, tối đa nhất để Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam hoàn thành các hồ sơ, thủ tục, tổ chức khởi công xây dựng dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa trước ngày 10/10/2024.

Ông Hồ Đức Anh làm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Ông Hồ Đức Anh làm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định bổ nhiệm ông Hồ Đức Anh giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Bão lũ hoành hành từ châu Á đến châu Âu, toàn cầu hứng thiệt hại

Bão lũ hoành hành từ châu Á đến châu Âu, toàn cầu hứng thiệt hại

(VNF) - Trong tuần trước và đầu tuần này, những cơn bão đã liên tục đổ bộ ở nhiều khu vực trên toàn cầu, gây lũ lụt ở châu Âu, châu Phi, trong khi châu Á vẫn tiếp tục đối phó với những hậu quả do cơn bão Yagi để lại.

Mở 'mỏ vàng' tín dụng tiêu dùng: Trả nợ - đòi nợ nỗi lo từ 2 phía

Mở 'mỏ vàng' tín dụng tiêu dùng: Trả nợ - đòi nợ nỗi lo từ 2 phía

(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, thị trường cho vay tiêu dùng được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm 2024. Các ngân hàng thương mại và công ty tài chính hiện cũng đang đẩy mạnh nhiều ưu đãi dành cho cho vay tiêu dùng.

'Lướt sóng' cổ phiếu NDC, một nhà đầu tư lỗ hơn 18 tỷ đồng

'Lướt sóng' cổ phiếu NDC, một nhà đầu tư lỗ hơn 18 tỷ đồng

(VNF) - Ông Vũ Anh Tuấn triệt thoái toàn bộ cổ phiếu NDC nắm giữ chỉ sau 2 tháng trở thành cổ đông lớn của Nam Dược.

Vàng nhẫn 'lên đồng', hãng vàng chỉ nhận khách bán, từ chối khách đến mua

Vàng nhẫn 'lên đồng', hãng vàng chỉ nhận khách bán, từ chối khách đến mua

(VNF) - Mặc dù giá vàng nhẫn tiếp tục chinh phục mốc cao mới nhưng lượng giao dịch trên thị trường không lớn khi nhiều nhà vàng liên tục từ chối bán ra với lý do hết hàng.