Các tổ chức nước ngoài đã rót hàng tỷ USD vào Vingroup từ năm 2013 đến nay, chủ yếu thông qua các thương vụ đầu tư mua cổ phần và khoản vay lãi suất thấp.
Bản tin nhà đầu tư của Tập đoàn Vingroup (mã CK: VIC) cho biết từ năm 2013 đến nay đã thực hiện 17 giao dịch huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài với tổng số tiền huy động được là 7,6 tỷ USD. Con số này bao gồm cả vốn vay và vốn cổ phần cho Vingroup và các đơn vị thành viên.
Thương vụ huy động vốn cổ phần đầu tiên là khoản đầu tư 200 triệu USD từ Warburg Pincus vào Vincom Retail tháng 5/2013. Đến tháng 6/2015, quỹ đầu tư này tiếp tục rót thêm 100 triệu USD. Đầu tư 300 triệu USD để đổi lấy 20% cổ phần, Warburg Pincus đã lãi hơn gấp đôi khi Vincom Retail thực hiện IPO vào cuối năm 2017.
Hai đợt huy động vốn lớn nhất là đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Vinhomes vào tháng 5/2018 và đợt bán cổ phần Vingroup cho đối tác chiến lược SK Group vào tháng 5/2019. Quy mô huy động đạt lần lượt 1,35 tỷ USD và 1 tỷ USD.
Trong giai đoạn 6 năm từ 2013 đến 2019, việc huy động vốn của Vingroup diễn ra mạnh nhất trong hai năm gần đây với tổng số tiền huy động hơn 4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất là VinHomes và VinFast. Trong khi Vinhomes là đợt IPO có quy mô lớn nhất từ trước đến nay thì VinFast huy động thành công hai khoản vay quốc tế lãi suất thấp với tổng giá trị 1,35 tỷ USD, vào tháng 4 và tháng 10/2018.
Lần huy động vốn gần nhất là tháng 9/2019, Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) đã chi ra 500 triệu USD mua cổ phiếu của VCM (công ty mẹ của Vincommerce).
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone