Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa đưa ra thông báo về việc đăng ký bán 100.485.418 cổ phiếu VHM của Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM).
Lượng cổ phiếu này tương đương 3% vốn điều lệ Vinhomes. Nếu giao dịch được thực hiện thành công, tỷ lệ sở hữu của Vingroup tại Vinhomes sẽ giảm xuống 66,66%.
Phương thức thực hiện là giao dịch thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh. Thời gian dự kiến giao dịch là từ ngày 19/8/2021 đến ngày 17/9/2021.
Mục đích là để tăng nguồn vốn hoạt động và đầu tư vào các công ty con.
Tính theo giá tham chiếu phiên giao dịch 16/8, lượng cổ phiếu Vingroup muốn bán trị giá khoảng 12.000 tỷ đồng.
Ngày 4/8 vừa qua, Vingroup đã công bố thông tin về việc thành lập 2 công ty con mới.
Đầu tiên là Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VinES, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất pin và ắc quy. Đây là công ty có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Vingroup nắm 51% vốn. Đồng nghĩa số vốn góp của Vingroup tương ứng khoảng 510 tỷ đồng.
Trong 49% còn lại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm 48,5% và bà Phan thu Hương nắm 0,5%. Đây là một trong số các công ty hiếm hoi mà ông Phạm Nhật Vượng trực tiếp đứng tên nắm lượng lớn cổ phần. Chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật của VinES là bà Mai Hương Nội, người đang là Phó Tổng giám đốc Vingroup.
Thứ hai là Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo VinAI, ngành nghề kinh doanh chính là nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ.
VinAI có vốn điều lệ 425 tỷ đồng, do Vingroup sở hữu 99,8% vốn. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Mai Hoa.
Một động thái cũng rất đáng chú ý gần đây là việc Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng Covid-19.
Theo thoả thuận, Arcturus sẽ cấp giấy phép độc quyền và Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup), sẽ tiến hành sản xuất vaccine phòng Covid-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vaccine ARCT-154 của Arcturus). Vaccine này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)…
Đồng thời, Arcturus sẽ tiến hành chuyển giao cho VinBioCare quy trình sản xuất, bao gồm: Bí quyết công nghệ; Đào tạo, chuyển giao, thực hành và kiểm định sản phẩm; cung cấp nguyên liệu đầu vào theo công nghệ độc quyền của Arcturus. Tiến độ chuyển giao dự kiến từ đầu tháng 8/2021.
VinBioCare cũng được Arcturus cấp quyền sản xuất tất cả vaccine phòng Covid-19 khác của hãng như ARCT-021 (1 mũi) và các vaccine trong tương lai để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam.
Nhà máy sản xuất vaccine của VinBioCare sẽ đặt tại Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại KCN Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD; công suất 200 triệu liều mỗi năm.
Hiện nay, VinBiocare đã ký kết xong các hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị. Dự kiến trong tháng 9/2021, ngay khi nhận máy sẽ dùng chuyên cơ chuyển về Việt Nam để tiết kiệm thời gian vận chuyển. Công tác xây dựng nhà xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành, việc lắp đặt thiết bị dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 11/2021.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.