Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ban Quản lý dự án xây dựng giao thông Bắc Ninh vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 40 di dời hệ thống điện 110kV, 220kV, 500kV (thiết bị mới 100%) của dự án thành phần 1.3 - bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành (đường đô thị), hạ tầng kỹ thuật) địa phận tỉnh Bắc Ninh thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội.
Nhà thầu trúng thầu là liên danh Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội - Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 4 (PCC4) với giá trúng thầu 284,351 tỷ đồng (giá dự toán 294,664 tỷ đồng, giảm giá 3,5%), thời gian thực hiện hợp đồng 180 ngày.
Thống kê cho thấy Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội từng được lựa chọn thực hiện nhiều gói thầu ngành điện. Doanh nghiệp này có trụ sở tại A20-BT3 khu đô thị mới Mỹ Đình II, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Được thành lập vào tháng 4/2005, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội có 2 cổ đông chính là ông Hoàng Hữu Hà góp 15,9 tỷ đồng và nắm giữ 75,714% cổ phần; ông Lê Đình Chung góp 100 triệu đồng, nắm giữ 0,476% cổ phần. Cuối tháng 7/2018, số lượng vốn góp và cổ phần của 2 cổ đông có chút thay đổi nhỏ.
Tháng 6/2019, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội tăng vốn điều lệ từ mức 21 tỷ đồng lên mức gần 35,6 tỷ đồng. Tròn 1 năm sau (6/2020), doanh nghiệp này lại giảm vốn điều lệ xuống còn gần 27,6 tỷ đồng.
Cập nhật mới nhất vào cuối tháng 12 năm ngoái, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội lại điều chỉnh tăng vốn điều lệ lên mức gần 45,4 tỷ đồng.
Trên bước đường phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân Hoàng Hữu Hà (sinh năm 1978) ngoài việc nắm giữ lượng cổ phần chi phối, còn luôn là người đại diện pháp luật và kiêm nhiệm chức danh giám đốc của Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội.
Dưới sự điều hành trực tiếp của ông Hoàng Hữu Hà, dù có quy mô vốn tương đối nhỏ, nhưng Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội lại là đối tác lớn trong ngành điện khi sở hữu danh sách trúng thầu đáng ngưỡng mộ.
Ngoài vai trò tại Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội, ông Hoàng Hữu Hà còn là người đại diện pháp luật, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần hoa quả Việt Nam. Doanh nghiệp này được thành lập vào năm 2014 và có trụ sở tại khu Cầu Dòng, phườNg Cộng Hòa, TP. Chí Linh, Hải Dương.
Thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia cho thấy từ năm 2015 đến nay, trong vai trò nhà thầu độc lập hoặc thành viên liên danh, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội đã tham gia tổng cộng 136 gói thầu, trong đó trúng 54 gói, trượt 66 gói, 4 chưa có kết quả và 5 gói đã bị huỷ.
Tổng giá trị trúng thầu Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội theo tính toán là hơn 2.193 tỷ đồng. Trong đó, giá trị trúng thầu với vai trò độc lập là hơn 715,7 tỷ đồng.
Các địa phương mà Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội đã tham gia thầu gồm: Hà Nội, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Hải Dương, Thanh Hoá, Bình Thuận, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bắc Giang, Kiên Giang, Thái Bình, Đồng Nai, Bắc Ninh, TP. HCM, Bình Dương...
Ngoài gói thầu hơn 284 tỷ đồng đã nêu ở phần đầu, cuối tháng 6 vừa qua, Xây lắp điện Hà Nội cũng vừa trúng gói thầu số 04 - thi công xây dựng công trình (bao gồm cả bảo hiểm) do UBND huyện Triệu Sơn mời thầu chỉ định thầu với vai trò độc lập. Giá trúng thầu là hơn 10,1 tỷ đồng.
Tháng 9/2023, Tổng công ty Điện lực Miền Nam cũng phê duyệt Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội trúng gói thầu số 6 cung cấp, xây dựng và lắp đặt vật tư thiết bị (PC) thuộc dự án lộ ra 110kV của trạm 220kV Đức Hòa nối cấp (máy 2 - 500kV Đức Hòa). Giá trúng thầu là 112,05 tỷ đồng.
Cuối tháng 11/2023, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội liên danh cùng Công ty TNHH Vật liệu điện và xây lắp Thanh Xuân đã trúng gói thầu cung cấp vật tư phụ kiện và thi công xây dựng cải tạo nâng cấp dây dẫn các tuyến trung thế khu vực huyện Hàm Tân năm 2024, do Công ty điện lực Bình Thuận mời thầu. Giá trúng thầu là 20,8 tỷ đồng.
Hay như hồi cuối tháng 12/2023, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội cũng trúng gói thầu xây dựng tuyến đường dây 110kV do Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội mời thầu. Giá trúng thầu là hơn 46,6 tỷ đồng.
Trong năm 2022, Xây lắp điện Hà Nội cũng trúng các gói thầu như gói thầu số 9 cung cấp và xây dựng, lắp đặt vật tư thiết bị thuộc dự án trạm ngắt Phú Quốc (giá trúng thầu 93,832 tỷ đồng); gói thầu số 06 thuộc dự án nâng cao khả năng truyền tải đường dây 110kV Đồng Văn - Lý Nhân (giá trúng thầu 89,505 tỷ đồng); gói thầu số 07 thuộc dự án Đường dây và TBA 110kV Thanh Thuỷ (giá trúng thầu 34,269 tỷ đồng)...
Với quy mô tương đối nhỏ, nhưng nhờ sở hữu hàng loạt gói thầu, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội đã sử dụng chính những hợp đồng từ các gói thầu này làm tài sản bảo đảm tại các ngân hàng để xoay sở dòng tiền.
Mới đây nhất vào đầu tháng 2 vừa qua, tại Ngân hàng TPBank Hà Nội và Ngân hàng MBBank - chi nhánh Thăng Long, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội đã sử dụng quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng số 50/2023/HĐ-EVNHANOIPMB đã ký với Tổng công ty điện lực TP. Hà Nội và quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng mua bán số 34/2024-HĐXD đã ký với Công ty Điện lực Bình Thuận làm tài sản bảo đảm.
Tháng 1/2023, cũng tại tại Ngân hàng TPBank Hà Nội, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội sử dụng 1 xe ô tô Ford Everest Titanium biển số 30L-33903 làm tài sản thế chấp.
Tháng 12/2023, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội sử dụng quyền đòi nợ phát sinh từ số hợp đồng xây lắp số 2312/220HH/XL15-182 đã ký với Ban quản lý dự án các công trình Điện miền Bắc – chi nhánh Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng thi công xây dựng công trình số 30/2023/HĐ-TCXD đã ký với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang làm tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TPBank Hà Nội và Ngân hàng MBBank - chi nhánh Thăng Long.
Tháng 10/2023, doanh nghiệp này sử dụng quyền đòi nợ khối lượng thi công xây lắp hình thành trong tương lai phát sinh theo hợp đồng thi công xây dựng công trình số 76/2023/HĐ-EVNSPC-XLĐHN đã ký với Tổng công ty Điện lực miền Nam và quyền đòi nợ phát sinh theo hợp đồng thi công xây dựng công trình số 225/2023/HĐXD đã ký với Công ty Điện lực Bình Thuận làm tài sản bảo đảm tại Ngân hàng BIDV - chính nhánh Ba Đình.
Tháng 9/2023, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội 1 xe ô tô Lexus LX 570 mang biển số 30E-33899 và 1 xe sơ mi rơ mooc, 1 xe ô tô đầu kéo có biển số lần lượt là 29R-51410 và 29G-01127 làm tài sản bảo đảm.
Ngoài các quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng trong ngành điện và các tài sản giá trị như ô tô hoặc máy móc, Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội còn sử dụng quyền hưởng lợi từ phần vốn góp của mình tại Công ty cổ phần Bê tông Bình Thuận làm tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Vietinbank - chi nhánh Đông Hải Dương.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.