'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Xác định nguồn vốn: Chồng lấn và bế tắc
Theo Đại biểu Quốc hội Trần Chí Cường - Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật chuyên ngành có những quy định về việc sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của bộ máy.
Tuy vậy, tại Luật Đầu tư công có nội dung quy định về tính chất của dự án đầu tư công dẫn tới cách hiểu, cho rằng toàn bộ các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp… đều phải sử dụng nguồn vốn đầu tư công dẫn tới chồng lấn với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật chuyên ngành khác trong việc sử dụng chi thường xuyên để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản công.
Vấn đề này đã được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra trong các kỳ họp trước và trong Báo cáo của Chính phủ cũng chưa được đề cập. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, vướng mắc cần có sự giải thích Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện chính xác và yên tâm nhất.
“Tại Điều 6, khoản 2 của Luật Đầu tư công quy định kể cả xây dựng mới, kể cả nâng cấp, sửa chửa, mở rộng tài sản công đều đưa vào Luật Đầu tư công. Khi đó phải xác định kế hoạch đầu tư trong trung hạn và hàng năm. Nếu như chương trình, dự án và các nguồn kinh phí không được đưa vào Luật Đầu tư công, dù là ngân sách nhà nước, thì sẽ sai quy định. Cho nên hiện nay cái nào chi thường xuyên, cái nào chi đầu tư công vẫn đang bế tắc, tạo vướng mắc trong triển khai thực hiện”, ông Phớc nói.
Theo ông Phớc, Nghị định 73 của Chính phủ đối với hệ thống công nghệ thông tin thì những dự án hoạt động đầu tư dưới 15 tỷ đồng là dùng vốn chi thường xuyên. Tuy nhiên hướng dẫn thực hiện Nghị định 73 hiện còn vướng mắc, không biết phần đầu tư có phải lập dự án đầu tư hay có đưa vào đầu tư công trung hạn hay không. Đây là vướng mắc!
Bộ Tài chính có quy định tại thông tư 68 có phần sửa chữa nhưng sau này đã bỏ ra vì trái với Luật Đầu tư công. Để giải quyết các vướng mắc này, vừa qua Bộ Tài chính đã 3 lần trình. Một lần với Chính phủ và chưa có sự đồng thuận cao nên chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hai lần đã trình đúng quy trình thủ tục về vấn đề này và đã trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa được trình ra Quốc hội.
Sửa luật nên hay không
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, "Trong thực tiễn cũng như trong quy phạm pháp luật, không có một văn bản nào, một trường hợp nào quy định mức chi thường xuyên và chi đầu tư là căn cứ vào giá trị số tiền cả. Không phải trên 15 tỷ đồng là đầu tư công và dưới 15 tỷ đồng lại là chi đầu tư thường xuyên. Chúng ta chi lương là hàng trăm nghìn tỷ, chi cho giáo dục đào tạo là hàng trăm nghìn tỷ đều là chi thường xuyên".
Vì thế, các cơ quan Quốc hội khẳng định rằng, không có vướng mắc gì trong Luật Đầu tư công và yêu cầu Chính phủ rà soát lại xem có vướng mắc trong Luật Ngân sách Nhà nước hay không?
Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Cho đến nay, sau khi rà soát, kết luận bước đầu là không có vướng mắc về Luật Ngân sách Nhà nước. Do đó, Quốc hội đã đưa việc giải quyết nghị quyết đặc thù về vấn đề chi thường xuyên và chi đầu tư ra khỏi chương trình, không chấp nhận việc đó.
Tiếp lời Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách. Luật Đầu tư công ban hành từ năm 2014 trói hết mọi hoạt động, ví dụ sửa chữa, nâng cấp, mở rộng… toàn bộ tài sản công, không phân biệt giá trị bao nhiêu tiền đều đưa vào, đương nhiên khi chúng ta thực hiện tài sản đó phải được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư công".
Thêm vào đó, theo ông Phớc, Luật Đầu tư công cũng quy định các khoản chi nếu không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn thì không được chi. Nếu không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn là vi phạm.
"Thế nào cũng được nhưng chúng ta làm cho đúng. Đừng đẩy trách nhiệm đó xuống cho cấp quản lý, sau này bị vướng, bị kỷ luật. Rất mệt mỏi", ông Phớc nêu.
Theo Bộ trường Tài chính, phải giải quyết thế nào để bảo đảm kinh tế phát triển, bảo đảm không vướng khi triển khai. Khi cán bộ thực hiện đúng chỉ đạo rồi thì không bị liên đới trách nhiệm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.