Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Bloomberg Economics mới đây đã phân tích các tác động của xung đột Trung Đông đến tăng trưởng và lạm phát toàn cầu. Họ đã đưa ra ba kịch bản có thể xảy ra: Xung đột phần lớn chỉ giới hạn ở Israel và các vùng lãnh thổ của Palestine; xung đột lan sang Lebanon và Syria; Israel và Iran sẽ đối đầu trực tiếp.
Các nhà phân tích cho biết, cả ba kịch bản đều có khả năng khiến giá dầu tăng vọt, lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm hơn. Nhưng nếu xảy ra một cuộc chiến toàn diện giữa Iran và Israel, điều này sẽ gây ra thiệt hại nặng nề nhất.
“Xung đột càng lan rộng thì tác động của nó càng mang tính toàn cầu hơn là khu vực. Xung đột ở Trung Đông có thể gây chấn động khắp thế giới vì khu vực này là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng và là tuyến đường vận chuyển quan trọng”, các chuyên gia của Bloomberg Economics cho hay.
Trong trường hợp đó, họ dự đoán rằng giá dầu có thể tăng vọt lên 150 USD/thùng. Lạm phát toàn cầu có thể sẽ tăng lên 6,7% so với dự báo hiện tại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong năm 2024 là 5,8%. Tăng trưởng toàn cầu có thể sẽ giảm 1% so với dự báo hiện tại cho năm tới, xuống còn 1,7%. Đây sẽ là con số tồi tệ nhất kể từ năm 1982, và xét về mặt tiền tệ, nền kinh tế toàn cầu sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD.
“Năng lực sản xuất dự phòng ở Ả Rập Saudi và UAE có thể không cứu vãn được tình thế nếu Iran quyết định đóng cửa eo biển Hormuz, nơi 1/5 nguồn cung dầu hàng ngày của thế giới đi qua”, theo Bloomberg.
Các nhà phân tích cho rằng, các tác động sẽ được cảm nhận một cách nhanh chóng bởi vì nhiều quốc gia vẫn đang phải chống chọi với lạm phát do ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây lên Nga liên quan tới chiến sự Ukraine, vốn đã định hướng lại thương mại toàn cầu, bao gồm cả dòng dầu và khí đốt. Họ cảnh báo rằng một cuộc chiến khác tại khu vực sản xuất năng lượng có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Bloomberg lưu ý rằng xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel vẫn là “kịch bản có xác suất thấp”.
Mới đây, ông Jamie Dimon - CEO ngân hàng lớn nhất thế giới JPMorgan, cho rằng xung đột leo thang tại Trung Đông có thể có “tác động sâu rộng” đến giá năng lượng, chi phí lương thực, thương mại quốc tế và các mối quan hệ địa chính trị. “Đây có thể là thời điểm nguy hiểm nhất thế giới từng chứng kiến trong nhiều thập kỷ", ông Dimon nhấn mạnh.
Cuộc xung đột giữa quân đội Israel và lực lượng Hamas tại Dải Gaza đã bước sang tuần thứ 2 nhưng vẫn diễn biến căng thẳng và không có dấu hiệu sớm hạ nhiệt. Giá dầu toàn cầu đã tăng mạnh từ khi xung đột nổ ra. Giá dầu thô Brent quốc tế giao tháng 12 đóng cửa ở mức 90,8 USD/thùng vào ngày 12/10, tăng từ khoảng 84 USD/thùng một tuần trước đó.
Xem thêm >> Thách thức lệnh trừng phạt, quốc gia châu Âu tuyên bố mở rộng làm ăn với Nga
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.