'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hôm nay (21/3), 2 "bom tấn" doanh nghiệp Nhà nước là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3) sẽ chính thức lên sàn UPCoM.
Với VRG, mã cổ phiếu của tập đoàn này là GVR. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 13.000 đồng/cổ phiếu. Hiện VRG có 4 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị vốn hóa ngay khi lên sàn sẽ đạt 52.000 tỷ đồng.
Không kém cạnh VRG, "bom tấn" Genco 3 sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu PGV. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 24.800 tỷ đồng/cổ phiếu. Với 2,08 tỷ cổ phiếu hiện có, giá trị vốn hóa ngay khi lên sàn của Genco 3 sẽ đạt 51.584 tỷ đồng, chỉ thấp hơn một chút so với VRG.
Như vậy, tổng giá trị vốn hóa của 2 "bom tấn" trên lên đến 103.584 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,5 tỷ USD. Trong kịch bản lạc quan nhất (cả 2 cổ phiếu tăng kịch trần 40% trong ngày giao dịch đầu tiên), tổng vốn hóa 2 doanh nghiệp trên có thể lên đến 145.000 tỷ đồng, tương đương gần 6,4 tỷ USD.
Hồi đầu tháng 2/2018, VRG đã chính thức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Phiên đấu giá này được đánh giá là không thành công khi khối lượng đặt mua chỉ đạt 110,8 triệu cổ phiếu, chiếm khoảng 21% tổng lượng chào bán. Giá đấu thành công bình quân là 13.011 đồng/cổ phiếu. Nhà nước thu về hơn 1.300 tỷ đồng.
Thực tế, phiên đấu giá đã được dự đoán khó lòng thành công từ trước bởi sau cổ phần hóa, Nhà nước vẫn nắm giữ tới 75% vốn điều lệ VRG. Thêm vào đó, việc cổ đông chiến lược phải là nhà đầu tư trong nước cũng làm giảm sức hấp dẫn của "bom tấn" này.
Tại buổi IPO, ông Phạm Văn Thành – Thành viên HĐQT VRG cho biết tập đoàn này sẽ cố gắng hoàn tất hồ sơ để chuyển sàn niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào khoảng tháng 6, tháng 7/2018. Sau đó sẽ kiến nghị mở thêm "room" ngoại.
Sau phiên IPO VRG khoảng một tuần là phiên IPO Genco 3, với kết quả thậm chí còn "bi đát" hơn. Chỉ vỏn vẹn 7,45 triệu cổ phiếu được bán thành công, tương đương 2,8% lượng chào bán. Nhà nước chỉ thu về 184,8 tỷ đồng.
Lý giải về nguyên nhân IPO Genco 3 thành "bom xịt", Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) đưa ra 4 nguyên nhân.
Thứ nhất là giá IPO đắt. Theo HSC, tại mức giá tham chiếu là 24.600 đồng, cổ phiếu Genco 3 được định giá với P/E dự phóng là 19 lần, cao hơn nhiều so với mức bình quân khu vực là 15 lần và cũng đắt hơn so với IPO của PV Power, với P/E dự phóng là 13 lần.
Thứ hai, Genco 3 không được đánh giá cao như PV Power. Genco 3 có 7 nhà máy điện với công suất 6.180 MW. Trong khi đó PV Power cũng có 7 nhà máy với công suất là 4.208 MW. "Tuy nhiên theo đánh giá, các nhà máy điện của Genco 3 dường như hoạt động kém hiệu quả hơn nhà máy PV Power", HSC cho hay.
Nguyên nhân tiếp theo là nhà đầu tư đã tích cực tham gia 3 đợt IPO của các công ty lớn trong lĩnh vực năng lượng và tiện ích diễn ra gần đây là BSR, PV Oil and PV Power. Nguồn lực tài chính theo đó đã trở nên khan hiếm.
Thứ tư, theo HSC, ngày tổ chức IPO Genco 3 sát với kỳ nghỉ Tết Âm lịch, là thời điểm nhà đầu tư trong nước thường không sẵn sàng tham gia các thương vụ lớn.
Được biết, Genco 3 sẽ bán 36% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược. Theo ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã có 4 nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua trọn lô cổ phiếu trên.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.