'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
ROE (lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu) là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả doanh nghiệp quan trọng bậc nhất.
Theo thống kê của VietnamFinance, trong số các doanh nghiệp có quy mô vốn hóa trên 5.000 tỷ đồng, nổi lên 6 doanh nghiệp tiêu biểu có ROE rất cao, trên 25% xét trong 4 quý gần nhất, bao gồm: Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HoSE: SCS), Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM), Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG), Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB).
ROE cao không chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt mà còn hàm ý doanh nghiệp có thể đang sở hữu lợi thế cạnh tranh vượt trội.
Chẳng hạn như SCS là doanh nghiệp gần như độc quyền ở mảng khai thác ga hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất, VHM là doanh nghiệp bất động sản số 1 Việt Nam với quỹ đất cực "khủng", VNM có vị thế thống trị ngành sữa Việt, hay như MWG là "bá chủ" ở ngành bán lẻ điện thoại, điện máy...
Tính toán bình quân 4 quý gần đây cho thấy, ROE của SCS lên đến 47%.
Định giá của SCS cũng theo đó cao hơn bình quân ngành, với P/E ở mức 13 lần (so với mức bình quân ngành là 11,4 lần) và P/B ở mức 6,8 lần (so với mức bình quân ngành là 2,2 lần).
6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của SCS đạt 328 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái, do sản lượng hàng hóa phục vụ trong 6 tháng giảm 9,1%, chủ yếu đến từ sự sụt giảm sản lượng quý II với mức giảm 24% so với cùng kỳ do tác động của dịch Covid-19 và lệnh hạn chế các chuyến bay áp dụng từ cuối tháng 3/2020.
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng của SCS đạt 221 tỷ đồng, giảm 9,8%.
Trong báo cáo phân tích mới nhất, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng về dài hạn, SCS vẫn sở hữu triển vọng tăng trưởng rất tích cực nhờ xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của sản lượng hàng hóa thông qua Tân Sơn Nhất và triển vọng gia tăng thị phần nhờ mở rộng công suất.
Cụ thể, giai đoạn 2 nhà kho hàng hóa dự kiến sẽ được triển khai trong năm 2021, nâng công suất thiết kế từ 200.000 tấn/năm lên 350.000 tấn/năm. Trong khi đó, nhà kho của TCS – đối thủ cạnh tranh trực tiếp của SCS tại Tân Sơn Nhất, về cơ bản sẽ đạt giới hạn về sản lượng hàng hóa phục vụ từ năm 2022.
Nhờ vậy, thị phần của SCS dự báo sẽ gia tăng tích cực trong các năm tiếp theo.
Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, tác động của tình hình dịch bệnh lên kết quả kinh doanh của SCS được VCBS dự báo sẽ không nhiều và doanh nghiệp sẽ nhanh chóng ổn định kinh doanh khi hoạt động sản xuất và nhu cầu hàng hóa được phục hồi.
Năm 2020, VCBS dự báo SCS đạt doanh thu 667,8 tỷ đồng (giảm 10,7%), lợi nhuận cho cổ đông công ty mẹ đạt 455,8 tỷ đồng (giảm 9,2%).
Theo công ty chứng khoán này, mức định giá hợp lý cho cổ phiếu SCS là 128.118 đồng/cổ phiếu. Chốt phiên 22/9, thị giá SCS ở mức 123.300 đồng/cổ phiếu.
Bình quân 4 quý gần đây, ROE của VHM đạt mức 35%.
Tuy vậy, định giá P/E của VHM lại thấp hơn đáng kể bình quân ngành, 11,6 lần so với 25,75 lần. Định giá P/B cũng thấp hơn bình quân ngành, 3,77 lần so với 4,82 lần.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) trong báo cáo phân tích gần đây duy trì khuyến nghị "Mua" cho VHM với giá mục tiêu 111.000 đồng/cổ phiếu. Thị giá chốt phiên 22/9 ở mức 76.800 đồng/cổ phiếu.
VCSC cho rằng VHM có vị thế tốt để tiếp tục tận dụng câu chuyện tăng trưởng ngành bất động sản nhà ở tại Việt Nam trong dài hạn nhờ vị thế dẫn đầu thị trường, thị phần thống trị và hình thức đầu tư đa mục đích riêng biệt.
VCSC dự báo lãi ròng năm 2020 của VHM sẽ ở mức 24.800 tỷ đồng, tăng 14% so với năm ngoái.
Yếu tố hỗ trợ cho VHM là tiến độ thủ tục pháp lý đang tăng tốc tại các siêu đại dự án (quy mô quỹ đất hơn 3.000 ha) là Green Hạ Long và Long Beach Cần Giờ.
Trong khi đó, rủi ro mà VHM phải đối mặt là chu kỳ đi xuống của ngành bất động sản; chi phí đất và xây dựng thực tế cao hơn dự kiến.
ROE bình quân 4 quý gần đây của "nữ hoàng ngành sữa" VNM tiếp tục giữ ở mức cao, đạt 35%.
Kết quả kinh doanh quý II của VNM ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khi doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng hợp nhất lần lượt đạt 15.495 tỷ đồng (tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái) và 3.084 tỷ đồng (tăng 6,2%).
Theo quan điểm của Công ty Chứng khoán SSI, thương vụ mua lại GTN (Mộc Châu Milk) gần đây của VNM đã đạt được những kết quả cải thiện ban đầu nhờ việc đàm phán lại chi phí nguyên liệu và hợp tác trong mạng lưới phân phối.
Từ góc độ định giá, SSI cho rằng cổ phiếu VNM tương đối rẻ hơn so với các công ty cùng ngành trong khu vực, trong khi công ty có thể vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận một con số.
SSI duy trì giá mục tiêu đối với cổ phiếu VNM là 135.000 đồng/cổ phiếu, trong khi thị giá của VNM đang ở mức 129.600 đồng/cổ phiếu.
Tính toán bình quân 4 quý gần đây cho thấy, ROE của SCS ở mức 31%, bất chấp có một quý ghi nhận lỗ hơn trăm tỷ.
Hiện định giá P/E của PHR đang tương đương bình quân ngành (khoảng 10 lần), trong khi định giá P/B nhỉnh hơn một chút so với bình quân ngành (2,61 lần so với 2,19 lần).
Trong báo cáo phân tích gần đây, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) bày tỏ lo ngại về triển vọng của mảng cao su trong cả ngắn và dài hạn.
HSC tin rằng giá bán ghi nhận ổn định trong 6 tháng đầu năm là nhờ vào các hợp đồng mà công ty đã ký vào khoảng cuối năm ngoái và do đó được thực hiện trước dịch Covid-19 với các bên đối tác thương mại, chủ yếu là khách hàng lâu năm.
Tuy nhiên, giá bán bình quân trong nửa cuối năm nay sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào cung cầu thị trường và do đó dự báo sẽ thấp hơn so với nửa đầu năm. HSC lưu ý rằng hầu hết các hợp đồng bán cao su đã ký của công ty đã được bàn giao trong 6 tháng đầu năm trong khi đó sản lượng tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm vẫn khó dự đoán. Điều này dẫn đến những lo ngại xoay quanh dự báo sản lượng tiêu thụ trong những tháng còn lại của năm nay.
Trên cơ sở đó, HSC dự báo doanh thu năm 2020 của PHR là 950 tỷ đồng (giảm 42%), mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế dự báo tăng mạnh 115% lên 965 tỷ đồng nhờ khoản thu nhập từ chuyển nhượng đất 355 ha đất cho NTC.
Với kỳ vọng nhu cầu cao su tự nhiên sẽ dần phục hồi và giá bán tăng trở lại chậm, HSC dự báo doanh thu mảng cao su sẽ bật tăng 66,5% trong năm 2021 (sau khi giảm 51,9% trong năm 2020), theo đó tổng doanh thu sẽ tăng lên 1.148 tỷ đồng (tăng 20,8%). Trên cơ sở đó, lợi nhuận sau thuế năm 2021 dự báo là 917 tỷ đồng (giảm 5,1%) và chủ yếu nhờ lợi nhuận từ chuyển nhượng 691 ha đất cho VSIP.
HSC vẫn giữ quan điểm tích cực đối với chiến lược chuyển hướng sang phát triển bất động sản công nghiệp trong dài hạn của PHR. Công ty chứng khoán này dự báo PHR có thể thu về dòng tiền tốt và ổn định từ cho thuê khu công nghiệp và chuyển nhượng đất trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có lo ngại về những rủi ro về thực hiện và chính sách gắn liền với câu chuyện này, bởi quy trình phê duyệt dự án khu công nghiệp cần qua nhiều dài đoạn và do đó có thể kéo dài thời gian triển khai thực tế các dự án.
Giá mục tiêu mà HSC đưa ra là 52.400 đồng/cổ phiếu, thấp hơn mức 57.500 đồng/cổ phiếu chốt phiên 22/9.
4 quý gần nhất, ROE bình quân của MWG ở mức 29%.
Trong báo cáo công bố mới đây, Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) bất ngờ đưa ra dự báo khá thận trọng so với đa phần các công ty chứng khoán khác với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MWG sẽ tăng trưởng trung bình lần lượt 3%/năm và 6,9%/năm giai đoạn 2020 – 2024.
Theo dự tính của FPTS, doanh thu chuỗi Thế giới di động của MWG sẽ giảm trung bình 5%/năm giai đoạn 2020 – 2024 do thị trường điện thoại đã bão hòa và MWG chủ động giảm số lượng của hàng.
Trong khi đó, chuỗi Điện Máy Xanh chỉ có thể đạt tăng trưởng doanh thu trung bình 3%/năm giai đoạn 2020 – 2024 do thị trường điện máy đã dần bão hòa, bất chấp mô hình cửa hàng Điện máy Xanh Supermini được kỳ vọng sẽ chiếm được thị phần từ các cửa hàng điện máy nhỏ lẻ.
Với chuỗi Bách Hoá Xanh, tăng trưởng doanh thu kỳ vọng được FPTS đưa ra là 25%/năm giai đoạn 2020 – 2024 do MWG đẩy mạnh mở rộng số lượng cửa hàng để cạnh tranh lấy thị phần của các mô hình bán lẻ bách hóa truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ.
FPTS cho biết tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của MWG sẽ chủ yếu do biên lợi nhuận gộp của các chuỗi được cải thiện.
Song song với việc đưa ra dự báo tăng trưởng bình quân chỉ một chữ số trong giai đoạn 2020 - 2024, FPTS cũng đưa ra định giá cổ phiếu MWG ở mức 104.900 đồng/cổ phiếu, cao hơn so với mức thị giá 99.600 đồng/cổ phiếu chốt phiên 22/9.
ROE bình quân 4 quý gần đây của TPB ở mức khá cao là 27%.
Hiện định giá P/B (thường dùng đối với ngành ngân hàng) đang ở mức 1,32 lần, thấp hơn mức 1,81 lần bình quân ngành.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng giá hợp lý của TPB là 24.500 đồng/cổ phiếu (thị giá hiện ở mức 23.900 đồng/cổ phiếu).
Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của TPB, theo ước tính của VCSC, sẽ đạt lần lượt 7,6%, 21,1% và 16,3% trong các năm 2020, 2021 và 2022.
VCSC kỳ vọng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) năm 2020 sẽ ở mức tương đương năm 2019 trong bối cảnh dư nợ tín dụng tăng 15%.
Công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng TPB sẽ tiếp tục miễn giảm phí giao dịch trong nước cho tất cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa & nhỏ trong nửa cuối 2020 nhằm ứng phó với tác động từ dịch Covid-19 và điều này ảnh hưởng đến nguồn thu phí.
Tuy nhiên, phí bancassurance sẽ phần nào bù đắp sự hụt thu phí thanh toán.
ROE và ROA theo dự báo của VCSC đối với TPB cho năm 2020 là 22,6% và 2,0%, cao hơn so với trung vị các ngân hàng khác là 17,6% và 1,7%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.