'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nếu như một năm trước, Ả Rập Xê Út không mấy bận tâm đến các giải đấu hay cầu thủ bóng đá thì giờ đây, quốc gia Trung Đông này lại đang mạnh tay chi hàng trăm triệu USD cho các ngôi sao bóng đá. Thậm chí, số tiền mà Ả Rập Xê Út bỏ ra để mua các cầu thủ hạng A nhiều đến mức hầu hết các câu lạc bộ ở châu Âu đều không có cửa để cạnh tranh.
Theo báo cáo chuyển nhượng quốc tế được FIFA công bố vào ngày 8/9, chỉ trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay, các câu lạc bộ ở Ả Rập Xê Út đã chi tới 875,4 triệu USD để săn cầu thủ nước ngoài. Con số này chỉ xếp sau số tiền mà các câu lạc bộ ở Anh đã chi (1,98 tỷ đồng). Trong cùng thời gian, các câu lạc bộ ở Pháp chi 859,7 triệu USD trong khi các đội tuyển ở Ý chi 711 triệu USD.
Chỉ trong 3 tháng, tất cả các câu lạc bộ trên thế giới đã chi 7,36 tỷ USD phí chuyển nhượng, tăng 47,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng chóng mặt này một phần là do sự đóng góp đáng kể của Ả Rập Xê Út, tờ Fortune nhận định.
Ả Rập Xê Út đang nỗ lực tăng cường sức ảnh hưởng của mình trong bộ môn thể thao được nhiều người theo dõi nhất thế giới. Ả Rập Xê Út đã tăng gấp đôi các khoản đầu tư vào mọi thứ liên quan đến bóng đá, bao gồm cả việc tư nhân hóa các câu lạc bộ tham gia giải đấu Saudi Pro League.
Trong đầu năm nay, Quỹ đầu tư công của Ả Rập Xê Út (PIF) do Thái tử Mohammed bin Salman giám sát đã nắm quyền kiểm soát 4 câu lạc bộ địa phương. Trước đó, tất cả các câu lạc bộ bóng đá ở Ả Rập Xê Út đều thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Thể thao và được chính phủ hỗ trợ.
Không chỉ ở quê nhà, PIF còn đầu tư vào bóng đá ở những quốc gia khác. PIF đã mua phần lớn cổ phần của câu lạc bộ Ngoại hạng Anh Newcastle United vào năm 2021 với giá gần 400 triệu USD.
Quốc gia Trung Đông này cũng không ngần ngại đầu tư vào cầu thủ. Ả Rập Xê Út được cho là đã đề nghị Lionel Messi ký hợp đồng với mức giá lên tới 545 triệu USD/năm và Kylian Mbappé với giá 776 triệu USD cho một mùa giải. Siêu sao người Bồ Đào Nha Cristina Ronaldo đã nhận đề nghị trị giá 200 triệu USD để gia nhập câu lạc bộ Al-Nassr của Ả Rập Xê Út.
Câu lạc bộ Al Ittihad vừa chi 440 triệu USD để ký hợp đồng 2 năm với danh thủ người Pháp Karim Benzema và 100 triệu đô la mua N’Golo, trung vệ hàng đầu của đội Chelsea.
Trong kỳ chuyển nhượng hè này, 18 câu lạc bộ của Saudi Pro League đã thực chi 446 triệu euro để mang về các ngôi sao bóng đá từ khắp mọi miền thế giới, trong đó có 35 cầu thủ từ châu Âu và không tính Ronaldo.
Thêm một minh chứng nữa cho thấy Ả Rập Xê Út đang “đốt tiền” vào bóng đá theo đúng nghĩa đen là chỉ riêng tổng lương của 10 ngôi sao hàng đầu Saudi Pro League (760 triệu USD) đã nhiều hơn tổng quỹ lương của 20 câu lạc bộ Serie A ở mùa giải trước cộng lại (755 triệu USD).
Theo The Athletic, Thái tử Mohammed bin Salman đã nói với các câu lạc bộ ở Ả Rập Xê Út rằng anh sẽ gửi tiền vào tài khoản của họ, “hãy đi và mang về bất kỳ cầu thủ nào mà họ muốn”. Chính vì thế, các câu lạc bộ ở Ả Rập Xê Út thường cố gắng đưa ra một con số, lớn đến mức các cầu thủ ngoại khó có thể từ chối.
Theo The Economist, đằng sau những thương vụ chuyển nhượng hay những lần rót vốn trị giá hàng trăm triệu USD chính là những tính toán đầy tham vọng của quốc gia Trung Đông này.
Trong kế hoạch “Tầm nhìn 2030” do Thái tử Mohammed bin Salman đề xướng, quốc gia này đang muốn phát triển thể thao, cụ thể là bóng đá trở thành một ngành công nghiệp mới để đa dạng hóa nền kinh tế đất nước, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch.
Ả Rập Xê Út kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 giá trị thị trường của giải đấu Saudi Pro League lên 2,1 tỷ USD vào năm 2030 thông qua sự kết hợp giữa doanh thu thương mại và đầu tư của khu vực tư nhân.
Kể từ khi Ronaldo gia nhập làng túc cầu Ả Rập Xê Út, giá vé giải đã tăng từ khoảng 2 USD lên 39 USD với số lượng khán giả đến xem các trận đấu của AI Nassr tăng 143%.
Ả Rập Xê Út có thể đạt được thành công thương mại từ việc tận dụng hình ảnh của các siêu sao, giống như cách Inter Miami đang làm.
Sự xuất hiện của Messi tại Inter Miami đã giúp giá vé tăng gấp 20 lần, từ 45 USD lên 878 USD/vé, thậm chí lên đến 110.000 USD/vé. Theo ước tính của Forbes, giá trị của giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) sẽ tăng từ 600 triệu lên 1,3 tỷ USD sau một năm sở hữu Messi.
Không chỉ là tăng doanh thu của các câu lạc bộ, Ả Rập Xê Út còn săn đón các ngôi sao bóng đá với mục đích khác – quảng bá hình ảnh của quốc gia Trung Đông. Các quan chức Ả Rập Xê Út thừa nhận chiến lược này còn góp phần thúc đẩy quốc gia này trở thành một trung tâm du lịch toàn cầu.
Ả Rập Xê Út không mua các cầu thủ, nói đúng hơn, họ mua những người có sức ảnh hưởng, những người có thể trở thành người quảng bá hình ảnh của đất nước. “Thông qua các cầu thủ này, chúng tôi muốn cho thế giới thấy rằng Ả Rập Xê Út hiện đang có những gì và giờ đây, việc đến thăm Ả Rập Xê Út trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết”, Giám đốc Cơ quan Du lịch Fahd Hamidaddin cho biết.
Lấy Ronaldo làm ví dụ. Saudi Pro League đã đăng tải video về cầu thủ này lên trang Twitter và nhận về hơn 2 triệu lượt xem – một con số tương tác “trong mơ”. Trong đoạn video này, ngôi sao người Bồ Đào Nha cho biết: “Riyadh là một trong những nơi tuyệt vời nhất mà tôi từng thấy. Nơi đây có những nhà hàng chất lượng nhất. Từ những gì đất nước này đang xây dựng cho tương lai, tôi nhìn thấy những điều khác biệt và đó là lý do tại sao tôi ở đây”.
Hay như Benzema cũng đã từng khẳng định “tôi đã đến Ả Rập Xê Út và hài lòng về điều đó bởi đât là một đất nước Hồi giáo tươi đẹp và đáng được yêu mến” sau khi gia nhập Al Ittihad.
Bên cạnh những mục đích về kinh tế, việc đầu tư vào thể thao thể hiện nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Ả Rập Xê Út, đặc biệt là giới trẻ. Theo thống kê của Fortune, khoảng 70% dân số Ả Rập Xê Út dưới 35 tuổi nhưng có đến 60% người bị thừa cân hay ở trong tình trạng béo phì.
Theo Financial Times, vào năm 2015, mức độ tham gia thể thao và hoạt động thể chất của người trưởng thành ở Ả Rập Xê Út chỉ là 13% thì bây giờ nó đã tăng lên 48%, chủ yếu là nhờ các hoạt động bóng đá.
Thế nhưng, phi vụ đầu tư nào cũng có cái rủi ro của nó. Chặng đường kiếm tiền từ các câu lạc bộ bóng đá của Ả Rập Xê Út vẫn còn đang rất dài trước khi đạt được kỳ vọng. Theo báo cáo của FIFA, doanh thu chuyển nhượng của các câu lạc bộ ở Ả Rập Xê Út đang ở mức 15,7 triệu USD, ít hơn đáng kể so với các câu lạc bộ khác như Đức với 1,1 tỷ USD, Anh với 956,2 triệu USD hay Pháp với 887,8 triệu USD.
Những tác động tài chính từ Ronaldo, Benzema hay các ngôi sao bóng đá khác vẫn đang khá mơ hồ và rất có thể chỉ là những chiếc “bánh vẽ”.
Chủ tịch UEFA cũng từng chỉ trích việc vội vàng đón các cầu thủ ngoại của Ả Rập Xê Út hiện nay là một sai lầm và quốc gia này có thể đi vào vết xe đổ của Trung Quốc. Nếu không cẩn thận, Ả Rập Xê Út có thể trở thành “bãi rác” của các câu lạc bộ châu Âu khi họ muốn cắt giảm đội hình.
Khoảng 5 năm trước, Trung Quốc từng gây chấn động làng túc cầu với những hợp đồng mua cầu thủ có giá trị lên tới hàng chục triệu USD. Mặc dù đốt tiền vào việc chuyển nhượng cầu thủ nhưng phần lớn các câu lạc bộ ở Trung Quốc đều phải chịu chung cảnh thua lỗ, hoặc thu về thành quả không tương xứng với số tiền bỏ ra.
Câu lạc bộ Sơn Đông Lỗ Năng từng chi ra hơn 1 tỷ USD kể từ năm 2015 nhưng đã bị tước quyền tham dự AFC Champions League 2021 vì nợ lương cầu thủ.
Thế nhưng, mọi kịch bản đều có thể xảy ra và vẫn còn rất sớm để gán cho thương vụ đầu tư của Ả Rập Xê Út một cái kết không mấy tươi sáng. Dù kết quả vẫn còn ở mức khiêm tốn nhưng cơn bão đầu tư thể thao của quốc gia Trung Đông này cũng đang góp phần không nhỏ trong việc vẽ lại bản đồ bóng đá toàn cầu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.