Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Với sức tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm gần đây, ngành hàng không Việt Nam đang đối mặt với sự tăng trưởng “nóng” khiến hạ tầng hàng không liên tục quá tải.
Tại các sân bay như Tân Sơn Nhất, Nội Bài việc thiếu đường băng, điểm đỗ, lượng khách tăng cao… dẫn đến trình trạng quá tải, nghẽn đường hàng không liên tiếp xảy ra.
Theo báo cáo của Cục hàng không Việt Nam (HKVN), năm 2017, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của ACV đạt trên 94 triệu hành khách, tăng 16% so với 2016.
Ngoài ra, Việt Nam đã đón 13 triệu du khách quốc tế, 73 triệu lượt khách nội địa và lần đầu tiên lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.
Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới, lượng khách du lịch và nhu cầu đi lại theo đường hàng không tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Theo tính toán của ACV, dự báo đến năm 2021, sản lượng hành khách thông qua cảng do ACV quản lý, khai thác sẽ đạt khoảng 137 triệu khách với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018-2021 đạt 10%/năm.
Dự báo đến năm 2025, sản lượng hành khách thông qua cảng sẽ đạt khoảng 185 triệu khách/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2022-2025 đạt 7%/năm.
Như vậy, nếu không nhanh chóng nâng cấp hạ tầng thì tình trạng quá tải tại nhiều cảng hàng không sẽ rất nóng.
Trước sự tăng trưởng quá nhanh về lượng khách, việc đầu tư các cảng hàng không là cần thiết và cấp bách.
Chủ tịch HĐQT ACV Lại Xuân Thanh cho biết, hiện đơn vị đang quản lý khai thác 21 cảng hàng không (CHK) trên cả nước. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu hành khách đi lại tăng cao, phía ACV đã lên kế hoạch xây dựng 16 cảng hàng không mới.
Cụ thể, 16 CHK trọng điểm sẽ được đầu tư nâng cấp gồm: Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài, Cát Bi, Phú Quốc, Cam Ranh, Vinh, Liên Khương, Tuy Hòa, Côn Đảo, Đồng Hới và xây dựng mới các nhà ga hành khách của sân bay Điện Biên, Nà Sản, Lào Cai. Kế hoạch ưu tiên sẽ tập trung xây dựng các nhà ga quốc tế.
“Trước mắt, ACV đang lập dự án xây dựng nhà ga hành khách mới tại các sân bay Cát Bi, Vinh, Phú Bài, nâng công suất lên gấp đôi hiện tại, dự kiến khởi công năm 2019”, ông Thanh nói.
Về nguồn vốn xây dựng nhà ga, báo cáo của ACV cho biết, ước tính tổng vốn cần thiết là 78 nghìn tỷ đồng (chưa tính CHK quốc tế Long Thành), trong đó 21.000 tỷ đồng đầu tư cho các dự án trong khu bay bằng nguồn vốn tích luỹ từ hoạt động kinh doanh khu bay. Còn khoảng 57.000 tỷ đồng bằng vốn tích luỹ từ hoạt động kinh doanh của ACV.
Lãnh đạo ACV cũng cho hay, dù nguồn vốn đầu tư xây dựng sân bay đều do doanh nghiệp tự huy động vốn, song rất cần sự hỗ trợ của địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng. "Nếu giải phóng mặt bằng nhanh thì các dự án sẽ được hoàn thành trong khoảng 2-3 năm tới", vị này nói.
Thống nhất về chủ trương đầu tư đầu tư, nâng cấp sân bay, Cục trưởng Cục HKVN Đinh Việt Thắng, nhất trí với dự báo sản lượng hành khách dự kiến đến năm 2021 cũng như kế hoạch đầu tư phát triển trong giai đoạn này của ACV.
"Cục Hàng không kiến nghị Bộ Giao thông giao ACV sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp để triển khai ngay các dự án cấp bách, trực tiếp uy hiếp đến an ninh, an toàn hàng không", ông Thắng nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.