Sẽ có rất nhiều ẩn số sau khi ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ không có nhiều cơ hội được thông qua và Mỹ nhiều khả năng sẽ trở thành quốc gia bảo hộ các nền công nghiệp trong nước. Điều này rất quan trọng đối với các nước châu Á. Nhiều nền kinh tế trong khu vực châu Á đã là thành viên của Hiệp định TPP như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei, Úc, New Zealand và Việt Nam trong khi các nước khác cũng khao khát mong muốn được tham gia. Đa số các tài liệu đều chắc chắn cho rằng TPP đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho khu vực – nhiều hơn cả là cho Việt Nam - và việc thực thi Hiệp định TPP sẽ loại bỏ những khó khăn về chính trị nhưng mang lại những cải cách lợi ích kinh tế. Hiệp định TPP đã là một tia hy vọng trong bối cảnh hoạt động thương mại thế giới ảm đạm và tăng trưởng toàn cầu yếu.
Tuy nhiên không hẳn tất cả niềm hy vọng đều tắt. Sau cùng, các cuộc đàm phán cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP) đang điễn ra và vòng đàm phán thứ 15 đã kết thúc vào tháng trước. Hiệp định RCEP bao gồm 10 nước trong nhóm ASEAN-10, cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand – những nước mà ASEAN đã ký kết kết hiệp định thương mại tự do. Như là một hiệp định thương mại tự do đầu tiên toàn châu Á, RCEP tự hào công bố một danh sách các số liệu ấn tượng, ví dụ như các quốc gia tham gia Hiệp định RCEP chiếm gần một nửa dân số toàn cầu và khoảng 30% GDP toàn cầu.
Bạn đọc quan tâm đến vấn đề này có thể tải báo cáo tại đây.