Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong báo cáo chiến lược vừa công bố, Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định đà tăng ấn tượng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong một tháng vừa qua là tương đối bất ngờ với hầu hết các thành viên thị trường.
Tại báo cáo chiến lược đầu tư xuất bản ngày 15/12/2020, VNDirect kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ chạm mốc 1.180 điểm trong năm 2021. Tuy nhiên, VN-Index nhanh chóng vượt mức kỳ vọng này ngay trong tháng 1/2021, có lúc đã chạm mốc 1.200 điểm.
VNDirect cho rằng có 3 nguyên nhân chính dẫn đến đà tăng ấn tượng trong thời gian qua.
Thứ nhất, mặt bằng lãi suất thấp kỷ lục kích thích dòng tiền nội đổ vào thị trường chứng khoán.
Năm 2020 chứng kiến làn sóng nới lỏng chính sách tiền tệ trên toàn cầu để hỗ trợ các nền kinh tế vượt qua suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam cũng không nằm ngoài làn sóng đó. NHNN Việt Nam đã có ba đợt cắt giảm lãi suất điều hành trong năm 2020 với mức cắt giảm 1,5-2,0%, nằm trong số những quốc gia cắt giảm lãi suất điều hành mạnh nhất trong khu vực.
Mặt bằng lãi suất trên thị trường cũng giảm sâu, lãi suất cho vay bình quân năm 2020 giảm khoảng 0,80-1 điểm%, trong khi lãi suất huy động giảm khoảng 1,5-1,7 điểm%. Đặc biệt hơn, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh về mức quanh 0,1%, thấp nhất trong lịch sử và lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm cũng về mức quanh 2,2% (giảm 2 điểm% so với cuối năm 2019).
"Việc mặt bằng lãi suất về mức rất thấp trong nhiều năm đã khiến một bộ phận dòng tiền trong dân cư cũng như tổ chức chuyển hướng sang các kênh đầu tư tài sản, mà nổi bật nhất là chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy dòng tiền và thanh khoản trên thị trường chứng khoán tăng mạnh thời gian qua", phía VNDirect cho hay.
Trong năm 2021, VNDirect dự báo lãi suất huy động và cho vay có thể giảm tiếp 0,2-0,5 điểm% trong bối cảnh chính sách tiền tệ được nới lỏng và áp lực lạm phát hạ nhiệt, qua đó sẽ kích thích dòng vốn giá rẻ tiếp tục chảy vào kênh đầu tư chứng khoán.
Thứ hai, dòng tiền nội tiếp tục đổ mạnh vào thị trường chứng khoán.
Tháng 12/2020 ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán mở mới đạt 64.183 tài khoản, trong đó riêng nhà đầu tư cá nhân mở mới 63.629 tài khoản, tăng khoảng 54% so với tháng trước và cũng là tháng có con số tài khoản mở mới cao kỷ lục từ trước đến nay.
Trong 2 tháng trước đó, số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng ở mức cao, đạt lần lượt 36.346 tài khoản và 41.080 tài khoản trong tháng 10 và tháng 11.
"Đây được coi là làn sóng nhà đầu tư F0 lần hai, sau giai đoạn đầu hồi tháng 3 đến tháng 6 năm 2020", nhóm phân tích của VNDirect nhìn nhận.
Tính trong cả năm 2020, tổng số tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước lên tới 392.527 tài khoản, tăng 108% so với năm 2019.
Thứ ba, niềm tin vào hiệu quả chống dịch của Chính phủ và kỳ vọng vào tăng trưởng kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm 2021.
Nhờ những giải pháp quyết liệt và kịp thời trong thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” của Chính phủ và sự đồng lòng hưởng ứng của người dân, việc Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ nhất hồi đầu năm và sau đó là làn sóng lây nhiễm thứ hai vào tháng 7 - 8 đã giúp nền kinh tế sớm bước vào giai đoạn bình thường mới.
Chính phủ đã tung ra các gói kích thích tài khóa với tổng quy mô lên tới 4,3% GDP và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia cắt giảm mạnh nhất lãi suất điều hành trong năm 2020.
Bằng những giải pháp “trúng” và kịp thời, nền kinh tế Việt Nam đã lội ngược dòng ngoạn mục trong nửa cuối năm 2020. GDP năm 2020 tăng trưởng 2,91% so với cùng kỳ, thuộc nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới.
Với thành quả vững chắc trong phòng chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế, bước sang năm mới, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ hồi phục nhanh hơn về mức trước dịch.
Đa số các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trên 6% trong năm 2021, trong đó VNDirect dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 đạt mức 7,1%.
"Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp niêm yết phục hồi hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh và ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2021 và đây chính là một yếu tố quan trọng hấp dẫn dòng tiền của nhà đầu tư tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán", nhóm phân tích nêu.
Tại ngày 21/1/2021, hệ số P/E của chỉ số VN-Index đạt mức 19,4 lần (theo Bloomberg). Mức định giá thị trường hiện tại đã nhỉnh hơn mức P/E bình quân 5 năm của VN-Index là 16,2x, tuy nhiên vẫn tương đối hấp dẫn nếu so sánh với mức bình quân của thị trường chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á (khoảng 26,3 lần).
Với mặt bằng lãi suất thấp như hiện tại, VNDirect cho rằng việc thị trường được trả lợi tức so với mức bình quân 5 năm là hợp lý. Thêm vào đó, hiện mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm của các ngân hàng thương mại bình quân ở mức khoảng 5,6%/năm, do đó mức P/E của thị trường trong khoảng 16,5-17,5 lần là khá hợp lý.
"Mặc dù mức P/E hiện tại của thị trường nhỉnh hơn mức này, tuy nhiên với dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ phục hồi kể từ quý IV/2020 thì mức P/E của thị trường sẽ được kéo giảm về mức hấp dẫn hơn. Cụ thể, VNDirect ước tính lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2021 trên VN-Index sẽ tăng trưởng xấp xỉ 23% so với cùng kỳ", nhóm phân tích cho hay.
Hiện tại, P/E dự báo năm 2021 của chỉ số VN-Index ở mức 15,7 lần, vẫn thấp hơn so với mức P/E bình quân 5 năm là 16,2 lần và vẫn nằm dưới vùng định giá hợp lý (khoảng 16,5-17,5 lần). Do đó, VNDirect cho rằng chỉ số VN-Index hiện vẫn còn dư địa tăng trưởng.
Trên cơ sở các nhận định trên, công ty chứng khoán này đã cập nhật lại kịch bản cho VN-Index.
Theo đó, ở kịch bản tiêu cực với xác suất xảy ra 20%, VN-Index chốt năm dự báo trong khoảng 1.100-1.150 điểm, dựa trên giả định: EPS năm 2021 tăng trưởng 17-19%, khối ngoại tiếp tục bán ròng, dịch Covid-19 chậm được đẩy lùi trên toàn cầu ảnh hưởng đến sự phục hồi của kinh tế thế giới.
Với kịch bản cơ sở, xác suất xảy ra 50%, VN-Index được dự báo sẽ biến động trong khoảng 1.180 - 1.230 điểm, dựa trên giả định: EPS năm 2021 tăng 22-24%, khối ngoại mua ròng dưới 5.000 tỷ đồng, GDP Việt Nam tăng 7,1%, lãi suất huy động và cho vay có thể giảm tiếp 0,2-0,5 điểm%.
Ở kịch bản tích cực, VN-Index chốt năm được dự báo sẽ trong khoảng 1.280-1.330 điểm, dựa trên giả định: EPS năm 2021 tăng 25-27%, khối ngoại mua ròng trên 10.000 tỷ, tiềm chủng vắc xin ngừa Covid-19 nhanh hơn dự kiến, thị trường chứng khoán Việt Nam được FTSE nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam được MSCI thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.